Dấu hiệu bệnh chết nhanh chết chậm trên cây hồ tiêu
- Chủ nhật - 24/01/2016 20:23
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Minh Phát
Có tên gọi như vậy là vì từ khi thấy cây tiêu “ủ rũ”, dây héo, xuống lá bắt đầu chuyển vàng, rụng nhiều lá chỉ để lại dây, cành trơ trọi (các triệu chứng như trên chỉ diễn ra trong vòng từ 7 – 10 ngày) sau đó cây tiêu chết rất nhanh trong vòng vài tuần lễ.
Quan sát dấu hiệu cây hồ tiêu bị bệnh khi được nhổ lên thì thấy toàn bộ rễ bị thối đen nhất là phần cổ rễ, phần thân sát mặt đất bị thối rã, vỏ cây bong ra, mùi hôi nhẹ. Một khi đã xuất hiện bệnh sẽ làm cây chết hàng loạt nọc tiêu dẫn đến việc phòng và trị bệnh rất khó khăn, tốn kém và thường không mang lại hiệu quả vì khi triệu chứng đã biểu hiện ra bên ngoài thì bộ rễ tiêu đã bị nấm tấn công trước đó 1 đến 2 tháng.
Bệnh thối gốc, chết dây nguyên nhân do một loại nấm sống dưới đất, thích ẩm độ gọi là Phytophthora parasitica var. piperana, nấm này thường phát sinh và phát triển lây lan trong thời gian mùa mưa, cao điểm là giai đoạn giữa và cuối mùa mưa. Nấm Phytophthora thường kết hợp với các loại nấm ở trong đất khác như Pythium, Fusarium,Rhizoctonia… chúng kết hợp cùng tấn công cây hồ tiêu làm cây chết rất nhanh. Nấm bệnh có thể xâm nhập được hầu hết tất cả các bộ phận của cây như lá, rể, thân, nhánh…đặc biệt là phần nằm trong đất và sát mặt đất.
Bước vào mùa mưa, mầm bệnh có trong đất được nước bắn tung tóe lên phần trên của cây. Thường phần lá phía dưới thấp bị bệnh trước dần mới lây lan lên các lá phía trên , lá khi bị bệnh chuyển vàng và rụng xuống, tiếp tục chu kỳ lây lan bệnh nhờ nước.
Kinh nghiệm cho thấy bệnh thường chỉ xuất hiện trên các vườn tiêu từ 3 năm tuổi trở lên và khi thấy trong vườn có khoảng 5 đến 7 % cây chết thì đa phần cây trong vườn đã bị nấm tấn công gây hại . Để phòng trừ bệnh Thối gốc, chết dây bà con cần lưu ý các vấn đề sau :
- Canh tác hồ tiêu với mật số vừa phải, không nên trồng dày, xén tỉa phần cành nằm sát mặt đất khoảng từ 20 đến 30 phân, có thể quét dung dịch Bordeaux 10% và vôi vào phần thân tiêu gần mặt đất nhằm hạn chế tối đa sự xâm nhập của mầm bệnh với cây trồng
- Theo kinh nghiệm các nước như Ấn Độ và Philipinnes cho thấy trồng xen canh tiêu với cà phê, dừa … sẽ giảm khả năng bệnh chết nhanh.
- Trồng cây con sạch bệnh, tuyệt đối không lấy hom trong vườn tiêu đã bị bệnh chết nhanh, đất trong bầu mới phải được xử lý bằng nhiệt độ, formol… để trừ tuyến trùng và mầm bệnh…
- Cách Khác Phục Của Riêng Tôi:
- Đầu mùa mưa bón phân chuồng khi trời đang nắng tránh làm tổn thương rễ, đào rãnh, phun thuốc phòng bệnh chết nhanh lên lá, rửa vườn, và tưới thuốc phòng bệnh vào gốc và tiến hành làm bông và chăm sóc phân nước, phân bón lá đầy đủ, vệ sinh vườn cho sạch sẽ tránh lây lan sau này.
- Vào mùa mưa phun thúôc bệnh lên lá một lần nữa sau đó đổ gốc, kết hợp cấy vi sinh vật làm tơi xốp đất và chăm sóc phân bón đúng để ra trái nhiều
- Giữa mùa mưa hạn chế bón phân Hoặc tuệt đối không được bón phân hóa học và các loại, lúc đó mưa nhiều ẩm nguy hiểm cho rễ
- Sau đây là phim tư liệu một số vườn Minh Phát Chăm sóc Tại Cư Kuin không thấy chết trụ nào
- Phim Tư liệu khi phát hiện héo dây và tìm được nguyên nhân
Phim tư liệu VTV 1 nói về các cửa hàng bán hàng không có trách nhiệm
Mô hình Anh Lê Xuân Gía được Mùa 2 năm liền nhờ NPK GAP Minh Phát không chết trụ nào
Mô Hình nhà Mẹ H Liễu Niê không chết trụ nào Tai Cư Kuin, xã Ea bhok thôn Ea Mta
Vườn Nhà H Liễu NiÊ
Vườn nhà nông dân tại Cư Kuin dùng các loại phân bón Minh Phát
Mô hình Anh Dưỡng Krông Ana