Có tên gọi như vậy là vì từ khi thấy cây tiêu “ủ rũ”, dây héo, xuống lá bắt đầu chuyển vàng, rụng nhiều lá chỉ để lại dây, cành trơ trọi (các triệu chứng như trên chỉ diễn ra trong vòng từ 7 – 10 ngày) sau đó cây tiêu chết rất nhanh trong vòng vài tuần lễ.
Quan sát dấu hiệu cây hồ tiêu bị bệnh khi được nhổ lên thì thấy toàn bộ rễ bị thối đen nhất là phần cổ rễ, phần thân sát mặt đất bị thối rã, vỏ cây bong ra, mùi hôi nhẹ. Một khi đã xuất hiện bệnh sẽ làm cây chết hàng loạt nọc tiêu dẫn đến việc phòng và trị bệnh rất khó khăn, tốn kém và thường không mang lại hiệu quả vì khi triệu chứng đã biểu hiện ra bên ngoài thì bộ rễ tiêu đã bị nấm tấn công trước đó 1 đến 2 tháng.
Bệnh thối gốc, chết dây nguyên nhân do một loại nấm sống dưới đất, thích ẩm độ gọi là Phytophthora parasitica var. piperana, nấm này thường phát sinh và phát triển lây lan trong thời gian mùa mưa, cao điểm là giai đoạn giữa và cuối mùa mưa. Nấm Phytophthora thường kết hợp với các loại nấm ở trong đất khác như Pythium, Fusarium,Rhizoctonia… chúng kết hợp cùng tấn công cây hồ tiêu làm cây chết rất nhanh. Nấm bệnh có thể xâm nhập được hầu hết tất cả các bộ phận của cây như lá, rể, thân, nhánh…đặc biệt là phần nằm trong đất và sát mặt đất.
Bước vào mùa mưa, mầm bệnh có trong đất được nước bắn tung tóe lên phần trên của cây. Thường phần lá phía dưới thấp bị bệnh trước dần mới lây lan lên các lá phía trên , lá khi bị bệnh chuyển vàng và rụng xuống, tiếp tục chu kỳ lây lan bệnh nhờ nước.
Kinh nghiệm cho thấy bệnh thường chỉ xuất hiện trên các vườn tiêu từ 3 năm tuổi trở lên và khi thấy trong vườn có khoảng 5 đến 7 % cây chết thì đa phần cây trong vườn đã bị nấm tấn công gây hại . Để phòng trừ bệnh Thối gốc, chết dây bà con cần lưu ý các vấn đề sau :
Tác giả bài viết: Minh Phát Đak Lak
Cung cấp giống Tiêu Srilanka - Chuẩn giống Ceylon Khoo Tiêu Srilanka - Chuẩn giống Ceylon Khoo chuỗi dài, sức đề kháng mạnh, bộ rễ khỏe, năng suất cao