CÔNG TY CP TM MINH PHÁT GROUP Giấy Phép Hoạt Động Số: 6001 072 720 397 Phan Bội Châu, P. Thành Nhất , Tp Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk. ĐT: 02623.81.22.33 - 02626.55.6666 - 0948.53.56.59 Emial:mr.thanh.1977@gmail.com
Na-cà phê "cặp đôi hoàn hảo" Là một nông dân trồng cà phê lâu năm, ông Nguyễn Xuân Nam
Thứ bảy - 03/08/2013 15:05
Là một nông dân trồng cà phê lâu năm, ông Nguyễn Xuân Nam ở thôn Tân Thanh, xã Ea Nhôl, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắc Lắc luôn trăn trở làm sao để tăng thu nhập.
Từ một gia đình nghèo khó, qua dành dụm nhiều năm ông Nguyễn Xuân Nam đã mua được 1,9ha đất rẫy. Có đất trong tay qua khảo sát một số loại cây trồng mang tính chiến lược lâu dài, ông Nam đã quyết định đầu tư trồng cà phê với hy vọng sẽ mang lại thu nhập ổn định, bền vững cho gia đình. Sau khi trồng cà phê được 3- 4 năm thì bắt đầu cho bói quả, tuy nhiên trong lúc này ông gặp khó khăn về vốn đầu tư cho việc mua phân bón, tưới tắm cho cà phê của mình.
Từ đó ông Nam đã hình thành suy nghĩ phải “lấy ngắn nuôi dài”, tìm cho được một loại cây để trồng xen canh cùng cà phê vừa tăng thêm thu nhập lấy tiền đầu tư chăm bón cho cà phê mà vẫn không ảnh hưởng đến sản lượng và năng xuất của cây cà phê.
Qua thời gian trồng thử nghiệm xen canh nhiều loại cây trồng khác nhau với cây cà phê, cuối cùng ông đã quyết định đầu tư mô hình trồng cây na xen cà phê. Với 1,9 ha đất trồng 1.900 cây cà phê, ông Nam đã trồng xen canh tương ứng 1.900 cây na. Chỉ sau một năm sau cây na bắt đầu cho quả, nhờ việc chăm sóc bón phân, tưới nước cùng với cây cà phê nên cây na cho quả sớm hơn.
Ở đầu vụ na năm nay thương lái đến thu mua tại vườn của ông là 25.000 đồng /kg, giữa vụ 20.000 đồng/kg… trung bình với giá 15.000 đồng/vụ ông đã thu về được 100 triệu đồng. Ngoài ra với 1,9 ha cà phê được ông đầu tư, chăm sóc tốt, hàng năm cũng cho thu hoạch từ 3,5 đến 4 tấn cà phê nhân, tính ra với giá cà phê như hiện nay thì ông Nam cũng thu về thêm gần 200 triệu đồng/vụ. Tổng cộng từ tiền thu na – ca phê, hàng năm cũng đem về cho gia đình ông gần 300 triệu đồng, trừ hết mọi chi phí ông cũng để dư được trên 200 triệu đồng/năm.
Ông Nam cho biết: “Với số tiền bán na hàng năm, tôi đã đầu tư mua phân bón, chi phí cho chăm bón, tưới tắm cho cây cà phê, do vậy hàng năm tôi không còn phải lo cho chi phí đầu tư chăm sóc cây cà phê nữa. Nếu không có tiền thu nhập từ bán na thì có lẽ tiền thu từ bán cà phê đã phải chi phí hết cho bón phân, chăm sóc cà phê rồi. Tôi trồng na xen cà phê cũng giống như việc “lấy ngắn nuôi dài” thôi, nhờ vậy mà lợi nhuận từ 1,9 ha được tăng lên gấp đôi”.
Qua quá trình trồng xen canh na - cà phê, theo ông Nam cây na và cây cà phê rất hợp nhau, sau khi trồng na xen trong cà phê, cây na lớn nhanh lại tạo điều kiện cho cây cà phê thêm xanh tốt, cà phê ưa mát, trồng có bóng mát giữ độ ẩm cho cà phê lại có thêm nguồn thu… Sau nhiều năm trồng áp dụng mô hình trên cho thấy hiệu quả kinh tế cao, thu nhập trên 1,9 ha xen canh na - cà phê tăng gấp 1,5 đến 2 lần tùy theo thời tiết, chăm bón hàng năm.
Đặc điểm sinh trưởng của cây cà phê là cần được che phủ râm mát và cần được tưới 3-4/năm lần tùy theo từng vườn. Quá trình sinh trưởng của 2 loại cây này, chúng có tính cộng sinh, có cùng một loại bệnh, nên không lây lan cho nhau và dễ chữa trị, khi bón phân, tưới nước, phun thuốc bảo vệ thực vật cho cà phê không làm ảnh hưởng đến cây na. Ngược lại cây na nhờ đó mà sinh trưởng tốt, do đó không mất chi phí chăm sóc cây na, na - cà phê cùng ra hoa kết quả thu hái gần cùng thời điểm rất thuận tiện.
Ông Nam chia sẽ thêm: “Để để sản lượng na – cà phê luôn ổn định, thời gian qua tôi đã lựa chọn phân bón vi sinh học Việt Mỹ và Phú Hào (do Cty Minh Phát Đăk Lăk phân phối độc quyền tại Tây Nguyên) về vừa bón gốc và xịt lên lá, do vây hai loại cây trồng này luôn khỏe mạnh, lá xanh bóng, quả ra đều, đất lại không bị chai cứng như dùng phân bón hóa học…
Việc trồng xen canh hai loại cây trồng này vấn đề quan trọng nhất đó là việc bón phân đủ liều lượng, vì khi trồng 2 loại cây trên một diện tích nên việc bón phân phải tăng lên gấp 2 lần mới đủ cung cấp chất dinh dưỡng, nếu không đất bị cằn cổi, na - cà phê hết chất ăn sẽ nhanh cằn cỗi, cho thu nhập không ổn định”.
Năm 2019, Đắk Lắk là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 10 về số dân, xếp thứ 22 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 41 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 37 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1,87 người dân[3], số liệu kinh tế -...