Chỉ trong tháng thu hoạch đầu vụ, toàn huyện đã xảy ra hàng chục vụ hái trộm cà phê, với hàng trăm cây cà phê bị tuốt sạch quả, thậm chí kẻ trộm còn bẻ cả cành cà phê chở đi nơi khác tuốt quả, gây thiệt hại lâu dài. Trong đó, xã Ea Hđing là một trong những điểm nóng về nạn trộm cắp cà phê.
Từ đầu tháng 10 đến nay, công an xã Ea Hđing liên tiếp nhận được trình báo của các hộ dân trong xã và cả bà con địa bàn khác đến xâm canh cà phê, về vệc rẫy cà phê của họ bị kẻ gian viếng thăm.
Sân phơi cà phê của hộ dân thôn 1, xã Cư Suê, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắc Lắc
|
Trao đổi với chúng tôi, đồng chí, Phó chủ tịch Hội nông dân thị trấn Ea Pốk cho biết: “Tính đến niên vụ cà phê 2012-2013 này, toàn thị trấn có 951 ha cà phê gia đình và hơn 1 nghìn ha cà phê các hộ công nhân nhận khoán với Công ty cà phê Ea Pốk. Công tác bảo vệ cà phê tại nương rẫy đối với vườn cà phê nhận khoán luôn được lực lượng tự vệ của công ty bảo vệ khá tốt.
Riêng rẫy cà phê các hộ gia đình, do không có lực lượng bảo vệ thường xuyên, nên dễ bị kẻ gian hái trộm. Lo ngại trước tình trạng này, bà con thường thuê nhân công thu hái cà phê khi tỷ lệ quả chín chưa đạt yêu cầu (hơn 90%); đúng ra phải hái từ 4-5 đợt, thì bà con chỉ hái 1-2 đợt. Thậm chí, có hộ gia đình chỉ một đợt tuốt sạch, nên tỷ lệ quả xanh cao”.
Tìm hiểu tại thôn 1, xã Cư Suê, chúng tôi thấy còn khá nhiều hộ gia đình hái cà phê xanh. Thậm chí, trên những sân phơi cà phê, tỷ lệ quả xanh còn cao hơn quả chín. Nhiều hộ dân do không có điều kiện đầu tư xây dựng sân phơi bằng bê tông xi-măng nên vẫn còn phải phơi cà phê trên nền sân đất, ảnh hưởng xấu đến chất lượng cà phê nhân. Chủ tịch Hội nông dân xã giải thích: “Sở dĩ bà con thu hái xanh, trước hết là lo sợ cà phê bị hái trộm; đồng thời do thiếu nhân công nên khi thuê được là tổ chức hái luôn cho đỡ tốn kém!”.
Nông dân thị trấn Ea Pốk, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắc Lắc phơi cà phê
|
Trong khi đó, sản xuất cà phê lại tốn nhiều công lao động; các khoản chi phí như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, dầu chạy máy tưới cũng cao hơn. Hiện tại 2.143 hộ dân sản xuất cà phê ở xã Cư Suê đang có dư nợ tới hơn 11 tỷ đồng. Áp lực về công nợ, nhất là trong tình trạng lãi suất ngân hàng cao như hiện nay, dẫn tới tình trạng bà con phải “thu hái vội” ồ ạt cà phê ngay đầu vụ để thanh toán công nợ. Vì vậy, nếu các doanh nghiệp không sớm thực hiện chương trình tạm trữ cà phê, sẽ dẫn tới tình trạng giá cà phê sụt giảm-đây cũng là nỗi lo chung của người sản xuất cà phê ở Tây Nguyên.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, không chỉ ở Đắc Lắc mà tại các tỉnh Đắc Nông, Lâm Đồng, Gia Lai và Kon Tum nạm trộm cắp cà phê cũng đang hoàn hành. Từ xã Ea Dơk, huyện Đắc Đoa (Gia Lai),
Theo Tiến sỹ Lê Ngọc Báu, Viện trưởng Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên: “Kết quả nghiên cứu của Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên cho thấy, nếu thu hái quả xanh vào đầu và giữa vụ thu hoạch, sự hao hụt về sản lượng sẽ lên đến hơn 20% và số lỗi trong 300gr nhân dao động từ 70-170 lỗi. Không những thế việc thu hái quả xanh còn làm cho thời vụ thu hoạch cà phê ngày một chuyển dịch dần về cuối mùa mưa, gây nhiều bất lợi”. Tiến sỹ Lê Ngọc Báu lý giải: “Sở dĩ nông dân thu hái cà phê xanh là do chi phí cho việc thu hoạch quả chín và việc bảo vệ sản phẩm ngoài nương rẫy tốn kém. Trong khi đó, giá bán sản phẩm cà phê quả chín và quả xanh lại như nhau!”.
Như vậy, nếu theo tính toán của Tiến sỹ Lê Ngọc Báu, chỉ tính riêng tỉnh Đắc Lắc với 202 nghìn ha cà phê hiện có (trong đó cà phê kinh doanh 177.890 ha), sản lượng cà phê niên vụ 2012-2013 ước đạt khoảng 450 nghìn tấn, thì chỉ trong một niên vụ, tập quán thu hái cà phê xanh sẽ gây thiệt hại tới 80 nghìn tấn thật là một kết quả đáng buồn cho ngành cà phê Việt Nam!Tác giả bài viết: Minh Phát (Đồng Hành Cùng Nhà Nông)
Năm 2019, Đắk Lắk là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 10 về số dân, xếp thứ 22 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 41 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 37 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1,87 người dân[3], số liệu kinh tế -...