Hiện nay, để phòng trừ sâu bệnh hại, các loại côn trùng gây hại trên vườn, bà con đa phần xử dụng thuốc sâu có độ độc cao, nay tôi huớng dẫn bà con về tác dụng của nấm xanh, nấm trắng, trong việc phòng trừ sâu bệnh hại trên vườn.
Gồm nhiều loài nấm ký sinh, có thể xâm nhập trực tiếp qua biểu bì côn trùng, dùng men bẻ gãy chitin và protein ở biểu bì, sản sinh ra các chất chuyển hoá, gây chết sâu. Thời gian nấm phát huy tác dụng là 5-10 ngày sau xử lý, tuỳ thuộc vào liều lượng và độ lớn của sâu. Các nấm đều có đặc tính ký sinh chuyên biệt, không gây hại cho đối tượng không phòng trừ.
Beauveria bassiana là loài nấm thuộc họ Moniliales, lớp Deuteromyces, ký sinh trên cơ thể sâu non bộ cánh vảy, được dùng làm thuốc trừ sâu sinh học. Loài nấm này được phát hiện và phân lập lần đầu trên sâu non sâu đục thân ngô Ostrinia nubilalis (bộ cánh vảy, họ Pyralidae) ở miền Bắc nước Pháp. Nhiều nòi B. bassiana dùng làm thuốc trừ sâu.
B. bassiana là loại thuốc trừ sâu tiếp xúc, lây lan bằng conidi của nấm, nhờ giá thể, bám vào cơ thể côn trùng, nhanh chóng xâm nhập qua biểu bì, vào khoang cơ thể côn trùng, tạo ra các tiểu thể trong huyết tương. Các tiểu thể trên, tiêu diệt các tế bào bạch huyết, gây chết cho côn trùng. Cơ thể côn trùng chứa đầy sợi nấm, hình dáng cơ thể không biến dạng, trở nên rắn. Khi đủ độ ẩm, nấm chui khỏi bề mặt cơ thể sâu hại, tạo lớp sợi nấm màu trắng trên cơ thể sâu. Lớp sợi nấm này lại tạo conidi ñể tiếp tục lây lan sang các sâu non khác. B. bassian lây bệnh cho nhiều loài côn trùng thuộc bộ cánh vảy, cánh cứng, cánh màng, cánh thẳng, cánh đều, cánh nửa và cả nhện Acarina. Ở Việt Nam, đã phát hiện B. bassiana gây hại cho một số loài côn trùng như rầy nâu, rầy lưng trắng, bọ xít, sâu cuốn lá lúa, sâu đo đay, sâu róm thông. Các chế phẩm Beauveria được khuyến cáo phòng trừ nhiều loài sâu hại rau, ngô, đậu, cây ăn quả, cây cảnh. Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát (nhiệt độ khoảng 20oC), có thể giữ được hiệu lực trong 2 năm. Không thấy có hiện tượng tích luỹ Beauveria trên ruộng bông.
Hiệu quả sử dụng Nấm xanh, Nấm trắng, Nấm tím trên cây lúa
B. bassiana có thể gây bệnh cho sâu ngay khi xử lý, hoặc sau xử lý một thời gian ngắn, trước khi nấm mất hoạt tính. Sau một lần xử lý, nấm không thể tạo ngay thành dịch. ðộ ẩm cao là yêu cầu cho bào tử phát triển và tạo thành dịch. Khi độ ẩm thấp, nấm sẽ không lây lan ñược và hiệu lực trừ nấm sẽ thấp.
B. bassiana ít gây độc cho động vật máu nóng, không ñộc với cá và ong ở mọi giai đoạn sinh trưởng. Không dùng Beauveria cho cây dâu tằm.
Metarhizium anisopliae (Metsch.) Sorok thuộc họ Moniliaceae, bộ Hyphomycetes, lớp nấm bất toàn (Deuteromycetes). ðược phân lập từ nhiều loài côn trùng bị nhiễm bệnh và sản xuất bằng công nghệ lên men. Có hiệu lực chống nhiều loài côn trùng gây hại thuộc bộ cánh phấn, cánh cứng, cánh thẳng (châu chấu, hại ngô, mía, luồng; rầy nâu hại lúa; bọ dừa sâu đo, sâu xanh... hại đay); cánh đều (mối...), bằng cách phun lên cây, hay tạo côn trùng nhiễm bệnh để lây nhiễm cả đàn (mối). Nấm xâm nhập qua cutin và gây bệnh cho côn trùng. Thời gian ủ bệnh chừng 2 ngày; côn trùng chết sau 7-10 ngày. Bào tử nấm mọc lộ bên ngoài xác côn trùng. Các côn trùng bị bệnh bám chặt vào cây. Bào tử nấm phát triển nhiều hơn và gây hại cho côn trùng mạnh hơn.
Hiệu quả sử dụng Nấm xanh, Nấm trắng, Nấm tím trên cây hồ tiêu
Sản phẩm trừ sâu thường có số lượng bào tử không dưới 108cfu/g M. anisopliae. Cần bảo quản sản phẩm nơi lạnh, khô, không bị mặt trời chiếu trực tiếp. Trong điều kiện như vậy, hiệu lực của sản phẩm kéo dài 12 tháng. Dùng đơn. Không hỗn hợp với thuốc trừ nấm, với các chất oxi hoá mạnh, axit hay kiềm và nước clo hoá. Chưa có thông báo về tác hại của nấm này lên con người, gia súc và sinh vật có ích. Không gây độc hô hấp, không kích thích da và mắt. Không gây ñộc cho cá, động vật thuỷ sinh, ong mật và tằm. Có nhiều chủng khác nhau được dùng để nhiễm bệnh cho côn trùng.
Ngoài hai loài nấm trừ sâu trên, còn một số nấm khác cũng được dùng để gây bệnh cho sâu nhưng ít phổ biến hơn như: Eitemophaga asiatica; Entemophaga grylii; Paecilomyces fumosoroseus; Verticillium lecanii; Zoophthora radicans.
Tác giả bài viết: Ceo Minh Phát
Năm 2019, Đắk Lắk là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 10 về số dân, xếp thứ 22 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 41 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 37 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1,87 người dân[3], số liệu kinh tế -...