Kỹ Thuật xử lý xoài ra hoa nghịch vụ, hiệu quả cao

Thứ hai - 17/05/2021 06:43
Xoài là một trong những loại cây ăn trái đặc sản, đem lại giá trị kinh tế cao. Việc rải vụ, xử lý xoài ra hoa nghịch vụ không những giảm áp lực lên chính vụ, tăng thu nhập cho bà con nông dân mà nó còn đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
Minh hoạ
Minh hoạ

Sau đây là một số kỹ thuật mà bà con cần chú ý khi tiến hành xử lý xoài ra hoa giúp xoài ra hoa sớm vào vụ tết nguyên đán sắp tới.

Kỹ thuật xử lý xoài ra hoa nghịch vụ

1. Các yếu tố ảnh hưởng lên sự ra hoa xoài:

a) Yếu tố môi trường:

– Nhiệt độ: Nhiệt độ thấp có thể làm phá vỡ sự nghỉ của mầm hoa và làm cho cây xoài trổ bông, đặc biệt là nhiệt độ thấp vào ban đêm.
– Sự khô hạn và ngập úng: Việc “xiết nước” để tạo “sốc” cho cây ra hoa (rất hiệu quả ở giai đọan kích thích ra chồi đồng lọat), ngập úng cũng là một yếu tố thúc đẩy sự ra hoa trên cây xoài ở khu vực Nam Bộ. Do đó, kết hợp hai biện pháp này cây xoài sẽ ra hoa sớm và đáp ứng tốt với việc xử lý ra hoa nghịch mùa.

b) Giống:

Sự ra hoa của xoài lệ thuộc nhiều vào đặc tính giống. Hiện nay giống xoài Thơm, cát Chu, xoài Úc, xoài Đài Loan được xem là rất dễ kích thích ra hoa, trong khi giống xoài cát Hòa Lộc thì tương đối khó hơn.

c) Tuổi của cây và cành

Trước hết bà con phải xem xét cây có khả năng ra hoa hay không và có bị sâu bệnh không. Đối với những cây còn tơ mới ra hoa 1-2 mùa (trái chiến) thì không nên xử lý vì hiệu quả sẽ thấp hơn rất nhiều so với cây trưởng thành.
Tuổi cành cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lên sự ra hoa của xoài. Cành còn non kích thích xoài sẽ ra đọt, trái lại cành quá già (lớn hơn 10 tháng tuổi do hình thành từ năm trước) thì miên trạng rất sâu nên khó kích thích ra hoa.

d) Tình trạng sinh trưởng và năng suất năm trước của cây

Tình trạng sinh trưởng của cây và năng suất năm trước có ảnh huởng rất lớn lên sự ra hoa xoài, đặc biệt đối với các giống xoài có hiện tượng ra trái cách năm (năm trúng mùa, năm thất mùa).
Cây xoài bị kiệt sức do đậu trái quá nhiều hoặc cho năng suất cao trong năm trước sẽ làm giảm khả năng đâm chồi và phân hóa mầm hoa ở năm tiếp theo.
Vì vậy những năm cây đậu trái quá nhiều cần phải tỉa bớt trái hoặc phải bón phân nhiều hơn để cây không bị suy kiệt ở năm tiếp theo.

Quy trình xử lý xoài ra hoa nghịch vụ

2. Quy trình xử lý ra hoa xoài

Có nhiều biện pháp để kích thích ra hoa xoài như: xông khói, khoanh cành (khó áp dụng, hiệu quả không cao); xử lý bằng sinh học như: BIOGAO ĐAT HIẾM MINH PHÁT là chế phẩm rất an toàn giúp xoài tăng tỷ lệ ra hoa đậu trái; xử lý hóa chất như Ethephon (Ethrel, HPC 97 hay Ra Hoa Xanh), Thiourê (Dolla 02X, Sure 99), nitrat kali hay paclobutrazol…

Giai đoạn sau thu hoạch:

  • Để giúp cho cây ra đọt đồng loạt tạo điều kiện ra hoa đồng loạt, cần tỉa bỏ những phát hoa không mang trái, đã thu hoạch, cành vô hiệu , cành ốm yếu, bị sâu bệnh hoặc cành khuất tán, che rợp lẫn nhau gây trở ngại cho việc chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh.
  • Bón phân:
    Tùy theo tình trạng sinh trưởng của cây, năng suất mùa trước có thể bón phân hữu cơ hoai mục ủ nấm đối kháng trichoderma 10 -15kg/cây kết hợp bón 1,5-2kg /cây phân NPK 20-20-15 và kết hợp dùng BIOGAP ĐẤT HIẾM MINH PHÁT  hòa nước tưới vào gốc cho cây với liều lượng 5ml/15 lít nước.
    Nếu đất bị chua (pH < 5) nên bón thêm vôi với liều lượng (1-2 CAN/ha) trước khi bón phân hóa học, hữu cơ và BIOGAP ĐẤT HIẾM MINH PHÁT
  • Tưới nước: 1-2 ngày/lần giúp cho cây ra đọt non tốt. Sau khi cây ra đọt non có thể tưới 1-2 lần/tuần.
     

Giai đoạn tạo mầm hoa và tưới paclobutrazol (PBZ)

  • Thời điểm xử lý:
    Bà con nên tiến hành xử lí khi lá non đã phát triển hoàn toàn, lá có màu đồng (15-20 ngày tuổi) hay lá có màu đọt chuối đến màu xanh nhạt. Lưu ý: Không nên xử lý hóa chất khi lá đã già (có màu xanh đậm). Xử lý Paclobutrazol khi đọt non mới nhú sẽ làm cho đọt ngắn, lá nhỏ, không phát triển được.
  • Liều lượng và cách xử lý:
    Trên thị trường hiện nay có nhiều dòng sản phẩm paclobutrazol nhưng khi chúng ta sử dụng thì dùng 1-2 gam (PBZ) nguyên chất cho một mét đường kính tán cây.
    Dùng bàn chải sắt đánh sạch gốc xoài từ đất lên cao 30 cm. Đào một rãnh nhỏ rộng 5 cm, sâu 10 cm xung quanh gốc cây.
    Pha thuốc cho mỗi cây 3 – 5 lít, đổ thuốc từ trên xuống để thuốc chảy theo thân và đọng lại trong rãnh (cũng có thể pha vào 30 – 40 lít nước tưới đều lên tán cây).
    Liều lượng PBZ sử dụng tùy thuộc vào tuổi cây, tình trạng sinh trưởng của cây và giống xoài ( xoài cát Hòa Lộc khó ra hoa hơn nên khi xử lý bà con chú ý tăng liều lên 1 chút). Cây sinh trưởng mạnh, lá xanh tốt xử lý hóa chất nhiều hơn cây hơi cằn cổi.. Không nên xử lý ra hoa đối với cây mới cho trái 1-2 năm hay cây quá suy do năm trước cho năng suất quá nhiều.
  • Trong giai đoạn hình thành mầm hoa:
    Bà con có thể thúc đẩy quá trình hình thành mầm hoa bằng cách phun BIO GAP ĐẤT HIẾM MINH PHÁT liều lượng 20lit pha 10.000 lít nước giai đoạn một tháng sau khi xử lý PBZ và phun phân MKP (0-52-34) nồng độ 0,5-1% 7 ngày trước khi kích thích trổ hoa.

Giai đoạn kích thích trổ hoa

  • Thời điểm kích thích ra hoa: có thể dựa vào thời gian xử lý PBZ (1.5 – 2 tháng sau khi xử lý PBZ) tuy nhiên nên kết hợp với sự quan sát sự phát triển của lá và chồi ngọn. Kích thích ra hoa có hiệu quả khi lá có hai mép dợn sóng, xòe ra không còn túm như đọt còn non và chồi ngọn phát triển, nhô cao. Nên chọn lúc thời tiết khô ráo, rút nước trong mương cho khô.
  • Hóa chất: phun Thiourea nồng độ 0,3-0,5% hoặc KNO3 ở nồng độ 2-2,5%. (KNO3 chỉ có tác dụng cục bộ phun tới đâu ra hoa tới đó, Thioure bung hoa mạnh hơn.

Sau đây tôi xin hướng dẫn quy trình xử lý ra hoa xoài bằng Thioure (Dola 02X) cụ thể như sau:

  • Phun lần 1 : Dola 02X liều lượng 400 g cho 160 – 180 lít nước kết hợp 8g Thiên Nông (thuốc điều hòa sinh trưởng kích thích tố ra hoa , trái) kết hợp với 15 – 20ml HQ 101 (phân phức hợp).
  • Phun lần 2 : Cách nhau 8 – 15 ngày, tùy vào quan sát dấu hiệu của cây ( lá có nhú mầm hay chưa, lá có đỏ, có cháy hay không, màu sắc lá…) Phun giãm một nữa liều lượng như trên (nồng độ giảm 50%) (quy trình được áp dụng tại khu vực Cái Bè – Tiền Giang)

Giai đọan ra hoa

  • Phun các sản phẩm có Bo (B), can xi và các chất tăng tăng đậu trái giai đoạn trước khi hoa nở và 3-4 ngày sau khi hoa nở.
  • Bón thúc cho hoa phát triển với phân NPK 15-15-15 với liều lượng 200-300g/cây.
  • Phun thuốc phòng ngừa sâu (rầy bông xoài, bọ trĩ) với một trong các loại thuốc như Regent ,Confidor, Admine, Bavistin …và bệnh thán thư với Antracol, Dithane, Score, Ridomil Gold, Amistar …

Giai đoạn đậu trái ( trứng cá)

Vì hoa xoài thụ phấn chéo chủ yếu nhờ côn trùng như ong,ruồi, bướm…và nhờ gió nên hạn chế không phun các loại thuốc trừ sâu bệnh, phân bón trong giai đoạn này để không làm ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn của hoa.

Tuy nhiên, nếu gặp mưa hoặc thời tiết xấu có thể phun một số loại thuốc trị bệnh như Amistar , Ringol, Dithane , Ridomil Gold, Altracol, Tracomix, Score… để phòng bệnh thán thư. Nếu có bọ trĩ xuất hiện thì có thể sử dụng Confidor , Admine …để phòng trị.

Giai đoạn phát triển trái:

  • Giai đoạn trứng cá (7-10 ngày sau khi đậu trái):
    Phun phân bón lá như: Axitamin 10% hoặc Canxi nitrat (0,5%) để làm giảm sự rụng trái non.
    Chú ý phòng trừ sâu bệnh hại trong giai đoạn này : Rầy bông xoài, sâu đo ăn bông, bọ trĩ, bệnh thán thư …IMG 1121
  • Giai đoạn 30 ngày sau khi đậu trái:
    Phun chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái để làm giảm sự rụng trái non. Chú ý phòng ngừa sâu đục trái.
  • Giai đoạn 45 ngày sau khi đậu trái:
    Bón phân gốc để giúp cho trái phát triển.
    Có thể dùng phân NPK 20-20-15 liều lượng 400-500 g/cây 7-8 năm tuổi, 1-1,5 kg/cây >10 năm tuổi kết hợp phun chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái để làm giảm sự rụng trái non giai đoạn 3 và phun canxi nitrat hoặc Clorua canxi với liều lượng 10-20 g/8 lít nước để hạn chế sự nứt trái. Có thể phun 2-3 lần cách nhau 10 ngày/lần để làm tăng phẩm chất trái.
    Và để giảm các loại sâu, bệnh tấn công trong giai đoạn này bà con nên tiến hành bao trái để ngừa sâu, bệnh.
  • Giai đoạn 60-80 ngày sau khi đậu trái:
    Nếu trái phát triển chậm, nên bón thêm phân 20-20-15 (1-2kg/gốc)để giúp trái phát triển tốt kết hợp phun chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái hoặc Nitrate kali nồng độ 1% để làm tăng phẩm chất trái.
    Cần chú ý phòng trừ ruồi đục trái, bệnh thán tấn công lên vỏ trái làm vỏ trái có những vết bệnh màu đen.

Một số lưu ý khi xử lý xoài ra hoa nghịch vụ

Trước khi tiến hành xử lý phải xem xét cây có khả năng ra hoa hay không và có bị sâu bệnh không.

Đối với những cây còn tơ mới ra hoa 2-3 mùa thì không nên xử lý vì hiệu quả sẽ thấp hơn rất nhiều so với cây trưởng thành.

Không nên thúc cho cây ra hoa trái nhiều quá mà chỉ ở mức vừa phải, nếu không cây sẽ mau suy kiệt không cho trái lâu dài được. Sau mỗi mùa thu hoạch nên bón phân, chăm sóc, kích thích cho cây ra đọt để hồi phục trở lại.

Tỉa bớt nếu trái sai quá hay các trái dị dạng, tùy theo tuổi cây mà để số lượng trái nhất định.

Bên cạnh đó, xoài ra hoa mùa nghịch cũng gặp nhiều sâu bệnh phát sinh đặc biệt là bệnh thán thư trong mùa mưa. Nấm bệnh có thể tấn công lên lá, hoa và trái làm thất thu năng suất đáng kể nếu nhà vườn không có biện pháp phòng trừ hiệu quả. Vấn đề quan trọng để phòng trừ bệnh thán thư hiệu quả đó là áp dụng các biện pháp phòng ngừa, phát hiện bệnh và phun thuốc kịp thời.

Hàng năm cần vệ sinh vườn, cắt tỉa cành sâu bệnh, tạo cho vườn thông thoáng. Với những vườn thường xuyên bị bệnh thán thư thì nên phun thuốc ngừa bệnh khi cây ra đọt non.

Sử dụng chất ức chế sinh trưởng Paclobutrazol như con dao 2 lưỡi, nếu vừa đủ thì sẽ có hiệu quả, nếu quá liều thì vườn cây sẽ bị suy. Paclobutrazol sau hơn 1 năm vẫn còn lưu tồn trong đất 50% nên đến năm thứ 2 nếu sử dụng thì giảm liều xuống 50% và nằm thứ 3 thì không được sử dụng nữa

» Lưu ý:

Để hạn chế lượng chất ức chế sinh trưởng Paclobutrazol tồn động trong đất qua từng năm sử dụng, cũng như các hợp chất hữu cơ, phân bón khó tan trong đất.

Giúp đất luôn tơi xốp và giàu dinh dưỡng bà con nên kết hợp sử dụng thêm chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái với nồng độ 5ml/ 15 lít nước tưới vào gốc cây, các thành phần dinh dưỡng và các chủng vi sinh vật hữu ích trong chế phẩm sẽ góp phần cải tạo đất, phân giãi các hợp chất hữu cơ khó tan, cung cấp dinh dưỡng đầy đủ lại cho cây giúp cho cây phục hồi trước khi cây bước vào vụ mùa tiếp theo. Hotline: 0948535659

IMG 0511

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Cung cấp giống Tiêu Srilanka Ceylon Khoo

Cung cấp giống Tiêu Srilanka - Chuẩn giống Ceylon Khoo     Tiêu Srilanka - Chuẩn giống Ceylon Khoo chuỗi dài, sức đề kháng mạnh, bộ rễ khỏe, năng suất cao  

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây