Việc mua tạm trữ sẽ góp phần giữ giá cà phê của Việt Nam trong niên vụ 2013 - 2014 không xuống thấp hơn, đồng thời điều tiết lượng hàng bán, giúp doanh nghiệp xuất khẩu cà phê có nguồn hàng ổn định cho xuất khẩu và qua đó điều tiết giá xuất khẩu.
Theo ông Nguyễn Viết Vinh - Tổng thư ký Vicofa: Nhiều khả năng cơ quan chức năng sẽ thông qua đề xuất mua tạm trữ cà phê của Vicofa trong niên vụ này. Sở dĩ trong những lần trước, đề xuất tạm trữ cà phê của Vicofa không được chấp nhận là do vào thời điểm đó giá cà phê vẫn còn ở mức trên 2.000 USD/tấn nhưng hiện nay giá cà phê trên thị trường thế giới chỉ ở mức khoảng 1.721 USD/tấn và nhiều khả năng đến cuối năm nay giá vẫn ở mức dưới 1.900 USD/tấn.
Đồng thời, cũng theo ông Vinh, vừa qua Brazil quốc gia sản xuất 1/3 lượng cà phê toàn cầu cũng đã chấp nhận chi ra 1,5 tỉ USD để hỗ trợ ngành cà phê nước này nên đây cũng là cơ sở để Vicofa nhận được sự chấp thuận của Chính phủ với kế hoạch mua tạm trữ.
Vicofa đề xuất mua tạm trữ 200.000 – 300.000 tấn cà phê niên vụ 2013 - 2014
Hiện nay, ở nước ta, lượng cà phê bán ra cũng đang chậm lại do nông dân càng giữ chặt hàng khi giá tiếp tục giảm sâu. Một số doanh nghiệp còn tỏ ra lo ngại khả năng các nhà xuất khẩu sẽ hủy bỏ đơn hàng do khó khăn trong việc mua lại cà phê từ các nhà thu gom nội địa. Không ít doanh nghiệp phải chấp nhận mua giá cao hơn giá xuất khẩu và chấp nhận lỗ để hoàn thành các hợp đồng đã ký. Vì vậy, cần thiết mua tạm trữ để điều tiết lượng hàng cho doanh nghiệp xuất khẩu.
Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên trong những ngày qua tiếp tục giảm 1.000 đồng/kg, xuống còn 37.900 - 38.100 đồng/kg. Còn trên sàn giao dịch Liffe, giá cà phê robusta giao ngày 13/7 sẽ ở mức 1.721,58 USD/tấn và giao ngày 13/9 sẽ ở mức 1.721,5 USD/tấn. Như vậy, trong vòng một tháng qua giá cà phê trên thị trường thế giới giảm 300 USD/tấn.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong 5 tháng đầu năm nay, nước ta xuất khẩu 697.000 tấn cà phê, trị giá 1,49 tỉ USD, giảm gần 22% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo PetroTimes
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Năm 2019, Đắk Lắk là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 10 về số dân, xếp thứ 22 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 41 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 37 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1,87 người dân[3], số liệu kinh tế -...