Khuyến cáo phòng chết nhanh trên cây tiêu

Thứ bảy - 17/08/2013 14:01

Minh Hoạ

Minh Hoạ
CÔNG TY TNHH MTV TM MINH PHÁT gửi đến toàn thể hội viên là bà con nông dân sản xuất hồ tiêu về phòng trừ bệnh chết nhanh và một biện pháp canh tác khác trên cây hồ tiêu ở các Tỉnh nơi trồng Tiêu
Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu nên những năm gần đây mưa bão bất thường đã làm ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây tiêu, nhất là do ngập úng nước nên tiêu bị nhiễm bệnh chết nhanh và làm nhiều vườn tiêu bị chết hàng loạt.
Vì vậy, để chống ngập úng cho vườn tiêu trong những năm tới, đề nghị các chủ vườn tiêu khi trồng mới nên đào bồn sâu nhưng trồng cạn và đồng thời, thực hiện một số biện pháp canh tác phù hợp cho vườn tiêu của mình.
Qua nghiên cứu các tài liệu, hướng dẫn của cơ quan chuyên môn và kết hợp thực tế của các nhà vườn đã xử lý ngăn chặn thành công bệnh chết nhanh trên cây tiêu. Kỹ Sư Công Ty Minh Phát hướng dẫn việc phòng trừ bệnh chết nhanh trên cây tiêu như sau:

I. BỆNH CHẾT NHANH:

1. Triệu chứng và cách nhận biết
- Bệnh trên lá: Ban đầu có vết chấm đen ở phiến lá và các vết hoại tử dọc theo gân lá, sáu đó lan dần ra chiếm một phần góc lá hoặc có các vết tròn lan rộng trên mặt lá, vết bệnh có màu đen bóng.


- Bệnh trên thân: Bệnh xuất hiện ở từng nhánh, thân của cây tiêu. Ban đầu có chấm đen nhỏ sau đó lan rộng, phủ đen từng đoạn thân, cành và dần dần phủ kín cả thân, cành làm chết dây tiêu đó.
- Bệnh trên gốc rễ: Ban đầu xuất hiện chấm đen ở một vài rễ hoặc một phần của gốc ngay sát mặt đất sau đó thối đen toàn bộ gốc rễ, làm tiêu chết cả cây trong thời gian rất nhanh. Trường hợp này cây chết héo, lá vẫn còn xanh.
2. Biện pháp canh tác để xử lý gấp
- Xử lý, đào mương thoát nước dọc theo vườn cách 2 - 4 hàng tiêu, đào 1 rãnh , đáy mương sâu hơn đáy bồn 20cm rạch hàng từ đáy bồn ra mương để thoát hết nước trong đáy bồn tiêu ra mương. Những vườn tiêu có độ dốc thì đào 1 mương ngang ở trên đầu vườn, cuối vườn cũng đào 1 mương ngang để tập trung dòng chảy về nơi vô hại.
- Những vườn bằng phẵng không có độ dốc vẫn đào mương dọc cách hàng như trên và rạch hàng từ đáy bồn ra mương để thoát hết nước trong đáy bồn tiêu ra mương. Những vườn có bồn quá sâu trên 20 cm thì nên lấp bớt lại.

3. Thuốc và cách phòng trị

  1. Nguyên nhân:
  1. Về giống có một số hộ mua giống đã có mầm bệnh và kéo cắt chưa được khử trùng triệt để, phần đa là trồng giống tiêu Vĩnh Linh đọt trắng.
  2.  Bón đạm quá liều và bón không đúng cách làm cây tiêu bị tổn thương và ngộ độc, cụ thể có hộ bón 400-> 500g/lần
  3. Tuyến trùng rễ và rệp sáp trong đất nhiều
  4. Thối cổ rễ từ mặt đất xuống 10cm
  5. Độ PH trong đất rấ thấp mà không có phương án bổ sung
  6. Rãnh ngăn, thoát nước không có và có thì chưa đạt yêu cầu, có những vườn lúc mưa bị nước tràn vào đem theo vi khuẩn Phytopthora sp lây bệnh
  7. Vệ sinh vườn cây không tốt, hố trồng chưa đúng cách.
  8. Sử dụng thuốc bảo vệ thực Vật quá liều, độc hại, không đúng chức năng và tùy tiện.
  9. Qua lại những vườn có bệnh và không có bệnh một cách tùy tiện mà không có biện pháp bảo vệ, cách ly.

Trước lúc vào vườn cây phải chống lây bệnh sang nhà khác sau khi ra khỏi vườn nên đốt bỏ bịch ni lông  (Ảnh Minh Phát)

- Những vườn chưa bị bệnh: Nên sử dụng các thuốc sinh học để phòng bệnh như Nấm đối kháng Trichoderma, chế phẩm Pseudomonas hoặc dùng một số loại thuốc hóa học đặc trị bệnh chết nhanh để phun và tưới gốc 2 lần cách nhau từ 7-10 ngày bằng 2 loại thuốc có hoạt chất khác nhau.
- Những vườn đã có tiêu bị bệnh chết nhanh hoặc có hiện tượng nhiễm nấm Phytopthora: Dùng các loại thuốc hóa học phun và tưới gốc 3-4 lần cách nhau từ 5-7 ngày bằng các loại thuốc có hoạt chất khác nhau.
- Pha thuốc theo hướng dẫn trên bao bì của từng loại thuốc.
- Chỉ mua và sử dụng những loại thuốc có ghi rõ đặc trị bệnh chết nhanh cho nhiều loại cây trong đó có cây tiêu:
- Cách phun: Nếu dùng máy bơm: Phun thuốc thành tia đủ mạnh để tưới ướt đẫm thân, cành, ngọn và xung quanh gốc, dùng cần sục để đưa thuốc tới bộ rễ của tiêu. Mỗi phi 200 lít nước thuốc đã pha, xử lý cho 60 – 70 trụ tiêu kinh doanh.
- Nếu dùng bình bơm tay: Điều chỉnh béc phun hơi lớn và phun mạnh vào thân, cành, ngọn và xung quanh gốc. Mỗi gốc bằng 3-4 lít nước thuốc đã pha/lần
- Những gốc tiêu đã bị bệnh chết nhanh cũng nên xử lý 1 đến 2 lần thuốc như trên để diệt nguồn lây bệnh.

Lưu ý: Sau 15 ngày kể từ ngày dùng thuốc hóa học lần cuối cùng nên dùng 1 loại thuốc sinh học để duy trì việc phòng bệnh cho đến hết vụ.

II. MỘT SỐ KHUYẾN CÁO KHÁC:

1. Qua tổng hợp nhiều nguồn thông tin và qua khảo sát thực tế kết quả sản xuất vụ mùa năm 2012-2013 của 6 tỉnh trọng điểm trồng tiêu trong nước là Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Phước, Đăk Nông, Đăk Lăk và Gia Lai.
CÔNG TY TNHH MTV TM MINH PHÁT khuyến  cáo và đề nghị quý hội viên là nông dân sản xuất hồ tiêu đề phòng bệnh đang lây lan rất cao.
2. Đề nghị các chủ vườn thường xuyên kiểm tra bộ rễ xem vườn tiêu của mình nếu bị sâu bệnh hại như: rệp sáp, tuyến trùng, thối rễ tơ thì đề nghị các chủ vườn tiêu nhanh chóng tập trung chữa trị kịp thời và dứt điểm, đồng thời tăng cường sử dụng các loại chế phẩm sinh học, phân bón giúp tiêu ra rễ mới để đủ sức hút dinh dưỡng giúp cho cây tiêu phát triển tốt và bền vững.
3. Khi cắt dây tiêu giống, đề nghị các hộ gia đình phải sử dụng dụng cụ thật sắc bén để cắt dây tiêu, mục đích là để mặt cắt của dây tiêu không bị dập ảnh hưởng cho sự phát triển của cây tiêu sau này. Đồng thời, phải khử trùng dụng cụ cắt dây tiêu thật kỹ bằng cồn 90 độ hoặc các dung dịch khử trùng khác nhằm mục đích tránh lây lan nấm bệnh gây hại cho tiêu từ những cây mang bệnh sang cây khỏe. Nhất là vi rút gây bệnh tiêu điên.
Trên đây là hướng dẫn của CÔNG TY TNHH MTV TM MINH PHÁT phòng trị bệnh chết nhanh trên cây tiêu, có gì chưa rõ xin liên hệ

CÔNG TY TNHH MTV TM MINH PHÁT
VPGD: 397 Phan Bội Châu P. Thành Nhất, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk
Trụ sở chính:28/18 Tỉnh lộ I (Phan Bội Châu nối dài), P.Tân Tiến, TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk
Website: http://www.mpd.vn -www.taynguyen24h.vn - www.gianongsan.net
Tel: 0948.53.56.59/ 05003.812233 -Fax: 05003 812234 - Email: minhphatdrt@gmail.com

Tổng số điểm của bài viết là: 65 trong 13 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 13 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Xuất hiện giống tiêu “lạ” cho năng suất vượt trội

Vườn tiêu của ông Vũ Văn Hiệu, ở thôn Thuận Hưng, xã Thuận Hạnh, huyện Đăk Song thường xuyên đón tiếp nhiều khách đến tham quan, tìm hiểu gần đây khi trong vườn xuất hiện giống tiêu “lạ” cho năng suất rất cao. Theo đó, cả vườn tiêu 300 trụ đã 3 năm tuổi thì có khoảng 10 trụ “đột biến” cho trái...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây