Cách trồng rau muống vừa sạch vừa non mơn mởn

Thứ năm - 23/07/2015 10:25

Cách trồng rau muống vừa sạch vừa non mơn mởn

(minhphatdaklak.com) - Vẫn bón phân, phun thuốc trừ sâu… nhưng nếu chăm sóc đúng, rau muống vừa sạch lại vừa non.


Vẫn bón phân, phun thuốc trừ sâu… nhưng nếu chăm sóc đúng, rau muống vừa sạch lại vừa non.

Rau muống là loại rau rất phổ biến bởi tính chất dễ trồng, dễ chế biến món ăn và giá cả hợp lý. Vì là loại rau thông dụng nên trong quá trình trồng rau muống, đôi khi người nông dân sử dụng một vài loại hóa chất kích thích cây tăng trưởng nhanh để tăng sản lượng rau, điều đó ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe người sử dụng.

Cách trồng rau muống vừa sạch vừa non mơn mởn - 1

Cách trồng rau muống vừa sạch vừa non “mơn mởn”

Không phải tuyệt đối không phun thuốc trừ sâu hay bón phân, rau mới sạch mà việc trồng rau cần phải tuân theo kỹ thuật để tạo ra sản phẩm rau sạch dù việc sử dụng hóa chất vẫn diễn ra.

Theo các chuyên gia nông nghiệp, cách trồng rau muống an toàn với việc bón phân, phun thuốc trừ sâu với thời gian cách ly hợp lý sẽ đảm bảo độ sạch của rau với sức khỏe con người.

Hiện nay, tại các địa phương, rau muống được nhân giống tự do. Thậm chí, rau trồng cạn có thể dùng giống rau hạt nhập nội.

Rau muống có thể trồng quanh năm. Tuy nhiên, trong mùa mưa rau muống thường bị nhiễm bệnh hơn mùa khô.

Chuẩn bị đất   

– Có thể trồng rau muống trên nhiều loại đất khác nhau.

– Trồng rau muống ở cạn lên liếp rộng 1,2-1,5m; cao 12-15cm, mùa mưa lên liếp cao hơn khoảng 20cm.

-Trồng rau muống nước: chuẩn bị đất như đất trồng lúa.

– Trong mùa mưa: trồng rau muống ở cạn có thể trồng trong nhà lưới hoặc che phủ bạt nylon để tránh đất cát bám lên cây và dễ nhiễm các loại sâu bệnh.

Khoảng cách trồng rau muống

– Tùy theo đất trồng, giống và cách trồng mà áp dụng mật độ khác nhau.

– Đối với rau muống gieo hạt có thể gieo từ 8-10kg hạt giống/1000m2.

– Trồng rau muống ở cạn và trồng rau muống ở nước có thể trồng với khoảng cách 10-15cm, tùy theo điều kiện đất. Mật độ trồng có thể biến động từ  20.000-150.000 chồi/1000m2.

– Khi trồng rau muống vùi đất kín 2-3 đốt.

– Đối với rau muống sau khi thu hoạch thường để lại từ 2-3 đốt. Nếu để lại nhiều đốt thì chồi nhiều nhưng nhỏ.

Bón phân (tính cho 1000m2)

Tùy theo đất mà lượng bón khác nhau. Trung bình lượng phân bón như sau:

– Bón lót: phân chuồng hoai mục 1,5-2 tấn, super lân 10-15 kg, kali 3-4 kg.

– phun lá: sử dụng phân bón hữu cơ BLAGO 100ml phun vào buổi chiều mát, lặng gió. sử dụng 0.5l/Blago/ha cho 1 lần phun. phun định kỳ 7- 10 ngày một lần cho tới khi thu hoạch.

Phòng trừ sâu bệnh

Những dịch hại chính trên rau muống:

– Ốc bươu vàng, sâu khoang, rầy, bệnh gỉ trắng, đốm lá, tuyến trùng …

– Áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp như vệ sinh đồng ruộng, bắt ốc, ngắt bỏ ổ trứng ốc, sâu khoang. Khi sâu bệnh có mật số cao có thể gây hại dùng thuốc BVTV như sau:

+ Đối với sâu khoang: Dùng các loại chế phẩm vi sinh: như Biocin, Dipel hoặc dùng thuốc thảo mộc như Rotenone hoặc Neem, hay dùng thuốc gốc Cúc tổng hợp như Sumicindin, Karate…

+ Đối với rầy hại: Dùng Butyl, Trebon, Actara…

+ Đối với bệnh: Dùng Monceren, Ridomyl MZ…

Thu hoạch

Thời điểm thu hoạch đối với rau muống gieo hạt từ 20-30 ngày. Đối với rau muống gieo một lần thu hoạch nhiều lứa thì khoảng cách giữa các lứa thu hoạch từ 18-21 ngày.


 Từ khóa: chăm sóc, rau muống

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

GIỚI THIỆU Đắk Lắk

Năm 2019, Đắk Lắk là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 10 về số dân, xếp thứ 22 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 41 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 37 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1,87 người dân[3], số liệu kinh tế -...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây