Nông dân “kêu trời” vì tiêu chết hàng loạt

Chủ nhật - 19/07/2015 09:58

MINH PHAT

MINH PHAT
Những năm trở lại đây giá tiêu tăng cao khiến bà con nông dân tại Đắk Lắk trở nên khá giả, kinh tế được cải thiện, vì vậy diễn tích trồng tiêu được ưu tiên hơn các loại cây trồng khác, nhưng vì tập trung tăng diện tích chưa chú trọng kỹ thuật khiến tình trạng tiêu chết và mắc bệnh đang diễn ra tại nhiều địa phương.
Tiêu chết hàng loạt gây hoang mang cho nông dân

Theo thống kê của Sở NN&PT NN Đắk Lắk tính đến tháng 9/2014, diện tích tiêu của toàn tỉnh có 13.188 ha (tăng hơn 2.000 ha so với năm 2013), trong đó diện tích trồng mới là 5.957ha, sản lượng đạt 20.595 tấn.

   
  Hằng trăm héc ta tiêu chết do bệnh làm bà con lo lắng  

Với diện tích tiêu tăng đáng kể của bà con nông dân đã kéo theo nhiều hệ lụy gặp phải khi tiêu liên tục chết và bị bệnh buộc chặt bỏ khiến không ít hộ nông dân tại Đắk Lắk lâm vào cảnh lao đao, nợ nần chồng chất. Một số địa phương của tỉnh được ví như “thủ phủ” của tiêu như huyện Cư Kuin, Buôn Hồ, Krông Búk, Krông Pắk… cũng đang “báo động” về tình trạng cây tiêu chết như hiện nay.

Ông Văn Ngọc Dũng (thôn 14, xã  Ea Ning, Cư  Kuin)  cho biết: Việc trồng tiêu mang lại lợi nhuận cao cho ba con nông dân, cây trồng nào mang lại lãi cho nông dân như cây tiêu chi phí đầu tư, thuê nhân công hái một héc ta hết khoảng 200 triệu, gia đình ông có 1.100 gốc, năm ngoái thu gần 5 tấn, với giá tiêu gần 200 nghìn đồng/kg, việc thu tiền tỷ mỗi mùa vụ là điều hiển nhiên.

   
  Ông Bùi Văn Am lo lắng khi vườn tiêu của ông đang chết dần  

“Tôi thu nhập được tiền tỷ là do trồng tiêu, nhờ vậy mà kinh tế gia đình khấm khá hẳn, chi phí trồng tiêu không cao lắm, giá cả lại cao nên lợi nhuận mà tiêu mang lại rất nhiều. Tuy nhiên, trồng tiêu lại đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ về kỹ thuật canh tác của từng mùa, không là bị nhiễm bệnh và chết ngay, giờ nhìn những vườn tiêu của các hộ khác đang xanh tốt bỗng nhiên chết khô trơ gốc, tôi cũng rất lo vườn của gia đình mình cũng vậy!” ông Dũng chia sẻ.

Gia đình ông Bùi Gia Am (thôn 8, xã Ea Ning), trồng hơn 1.000 trụ tiêu, mỗi năm thu từ 5 - 6 tấn, nhưng từ 2 tháng nay cả vườn tiêu gần 1 ha bỗng dưng bị bệnh héo lá, rồi chết dần khiến gia đình như “ngồi trên đống lửa”, héo hắt theo tiêu “Năm nay gia đình tôi dự trù sẽ thu được 7 tấn tiêu, nhưng chưa kịp chờ ngày thu hoạch thì xuất hiện 1 vài cây vàng lá, khô từ ngọn xuống thân rồi nhanh chóng lan ra cấc cây khác, giờ trên 700 trụ tiêu trơ cành, gãy thân và chết, mặc dù gia đình đã phòng đủ mọi cách, từ bơm thuốc, đào rãnh thoát nước nhưng đành bất lực nhìn vườn tiêu chết khô từng ngày, nhìn mà xót cả ruột”, ông Am than thở.

   
  Một trong những nguyên nhân tiêu chết là do lạm dụng thuốc BVTV  

Hộ gia đình ông Mai Văn Hùng ( xã Quảng Phú, huyện Cư M’gar), vườn tiêu hơn 1ha, bắt đầu đổ bệnh từ 3 tháng nay khiến gia đình mất ăn mất ngủ tìm cách trị bệnh cho vườn tiêu, “tôi cũng dùng nhiều cách lắm rồi, từ bơm thuốc bảo vệ thực vật để ngăn chặn bệnh, rồi đào rãnh thoát nước, dùng vôi khử… nhưng không ăn thua, tôi định trồng mới 500 trụ tiêu con, nhưng tình hình này chắc phải dời lại, cứ tình trạng này kéo dài chúng tôi sẽ bị lỗ lớn và không còn khả năng để tiếp tục đầu tư”, ông Hùng buồn rầu nói.

Không chỉ các mô hình trồng tiêu, mắc phải mà cả các nông trường trồng tiêu cũng gặp phải tình trạng tương tự khi tiêu cứ thế đổ bệnh không rõ lý do.

   
  Một nông dân huyện Ea H'Leo bị thiệt hại hàng tỉ đồng vì tiêu chết  

Ông Hồ Phúc Long- Giám đốc công ty TNHH MTV Cư Kuin (huyện Cư Kuin) cho biết: công ty sở hữu trên 80 héc ta, còn hơn 300 héc ta đã giao cho dân theo dạng trả trước sản phẩm 20 năm. Diện tích tiêu do công ty quản lý từ đầu mùa đến nay có khoảng 5 héc ta đã chết. Còn tiêu dân trồng chết gần gấp đôi. Về nguyên nhân khiến tiêu chết hàng loạt, ông Long cho biết có thể do: các trụ tiêu nằm ở gần sình, suối, thoát nước kém, tầng canh tác mỏng, độ PH lớn… Thời tiết mưa kéo dài, sau đó nắng liên tục tiêu cũng dễ chết.

“Các nhà khoa học ở Viện Nghiên cứu Nông lâm nghiệp Tây Nguyên đã xuống vườn lấy mẫu nhiều lần, tới nay vẫn chưa tìm ra thuốc đặc trị. Bây giờ chỉ biết phòng trừ sâu bệnh, vận động bà con trồng xen kẽ tiêu và cà phê để tránh gặp rủi ro”, ông Long nói thêm.

Cần chú trọng khâu kỹ thuật khi trồng

Bà Vũ Thị Thanh Bình – Chi cục phó Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Đắk Lắk cho biết: Tình trạng tiêu chết và bệnh xảy ra rác rác trên toàn tỉnh, đa số tiêu chết hàng loạt là do các bệnh chính như: vàng lá chết nhanh, vàng lá chết chậm, bệnh rệp sáp,..gây chết khoảng 150ha, diện tích nhiễm bệnh rải rác lên tới hàng ngàn ha (5-7%).

   
  Người nông dân này đang kiện một Công ty thuốc bảo vệ thực vật  ở Đắk Lắk vì ông này cho rằng do thuốc của đơn vị trên khiến tiêu ông bị chết hàng loạt  

Bà Bình cho biết, một trong những nguyên nhân tiêu chết nhanh và hàng loạt là do giá tiêu lên cao người dân ồ ạt trồng ở những vùng đất không phù hợp như: trồng ở tầm cao, do úng nước, do biện pháp canh tác, sai quy trình kỹ thuật người dân hay đào hố, đào bồn giống như cây cà phê, lam dụng phân hóa học quá nhiều…

Bên cạnh đó việc chọn giống tiêu cũng chưa được chú ý, các loại giống người dân mua không được chọn lọc, không được kiểm tra chất lượng trước khi trồng, người dân còn tự nhân giống từ vườn này sang vườn khác cho nên bệnh cũng lây lan từ đó. Và việc trồng tiêu xen canh trong vườn cao su, cây ăn trái, cây cà phê,… cũng khiến cho tiêu dễ bị nhiễm bệnh hơn.

   
  Vườn tiêu này đã bị chết rất nhanh và hiện đang trên đà tiếp tục chết  

“Giải pháp để tránh nhiễm bệnh trên cây tiêu: trước tiên phải cách ly, sau khi đi vào vườn cây bị bệnh người nông dân phải khử trùng dụng cụ lao động để không bị lây lan bệnh qua vườn cây khác. Những cây chết rồi thì phải làm vệ sinh thật sạch lá và cây xuống sau đó phải đào hố chôn lấp để tiêu hủy nguồn bệnh”, bà Bình cho hay.

Thiết nghĩ việc sử dụng thuốc BVTV và các loại phân bón để giúp cho cây trồng khỏe mạnh và chống chịu tốt với các loại sâu bệnh là rất cần thiết. Song nếu sử dụng các loại sản phẩm không rõ nguồn gốc hoặc chưa qua kiểm nghiệm thực tế thì hậu quả mang lại cho vườn cây của chúng ta rất đáng lo ngại.
Hiện nay Công ty MINH PHÁT đang cung cấp một số loại thuốc phòng và trừ bệnh hại cho cây trồng kết hợp với một số loại phân bón nhằm cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây, giúp cây khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng đối với các loại sâu bệnh hại. Tất cả sản phẩm Công ty bán ra đều có xuất xứ rõ ràng, được chính bộ phận kỹ thuật của Công ty kiểm nghiệm thực tế đạt hiệu quả cao đối với cây trồng. Bà con có nhu cầu tư vấn kỹ thuật và kiểm nghiệp sản phẩm của Công ty ngay tại vườn nhà vui lòng ham khảo các sản phẩm của chúng tôi và liên hệ ngay bên dưới.
>>> Các loại phân bón của Công ty.
>>> Các loại thuốc phòng & trừ bệnh hại cây trồng.


CÔNG TY CỔ PHẦN SX & TM MINH PHÁT
VPGD: 397 Phan Bội Châu P. Thành Nhất, Tp Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk.
Trụ sở chính:28/18 Tỉnh lộ I (Phan Bội Châu nối dài), P. Tân Tiến, Tp Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk.
Website: http://
www.mpd.vn - www.taynguyen24h.vn - www.gianongsan.net.
Tel: 05003.891138/ 05003.812233 - Fax: 05003.812234 - Email:
minhphatdrt@gmail.com.
 

Tác giả bài viết: Thúy Diễm – Trang Đoàn

Nguồn tin: Tamnhin.net.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Xuất hiện giống tiêu “lạ” cho năng suất vượt trội

Vườn tiêu của ông Vũ Văn Hiệu, ở thôn Thuận Hưng, xã Thuận Hạnh, huyện Đăk Song thường xuyên đón tiếp nhiều khách đến tham quan, tìm hiểu gần đây khi trong vườn xuất hiện giống tiêu “lạ” cho năng suất rất cao. Theo đó, cả vườn tiêu 300 trụ đã 3 năm tuổi thì có khoảng 10 trụ “đột biến” cho trái...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây