Ứng dụng các sản phẩm có gốc Phosphonate và Phosphate

Thứ tư - 08/07/2015 21:23

Minh Phát

Minh Phát
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều sản phẩm thuốc trừ bệnh cây và phân bón có gốc từ Phosphonate được cung cấp cho thị trường, phân bón cho cỏ sân golf là một ví dụ.

Mặc dù các sản phẩm này có cùng hoạt chất (active ingredient - viết tắt là a.i), nhưng rất khác nhau về tên thương mại, công thức, thuật ngữ ghi nhãn, mục đích sử dụng và giá cả. Một số sản phẩm được đăng ký là Thuốc trừ nấm bệnh và được khuyến cáo để trị bệnh cây. Một số khác, cũng cùng hoạt chất (a.i) nhưng được bán như là phân bón (Ví dụ: K-Phite, Ele-Max Foliar Phosphite hay Nutri Phite P+K,…).
Ung dung cac san pham co goc Phosphonate va Phosphate
Thiếu lân không những làm cho năng suất cây lúa giảm mà còn hạn chế hiệu quả của phân đạm.

Những phát minh gần đây đã đánh giá hiệu quả của cả 2 loại phân bón ở dạng dung dịch hòa tan, có gốc Phosphate (hỗn hợp gồm mono và diphosphate: KH2PO4 và K2HPO4) và gốc Phosphonate (hỗn hợp gồm mono và diphosphonate: KH2PO3 và K2HPO3). Trong đó, thành phần lân (P2O5hh) thể hiện trong cả 2 công thức của Phosphonate và Phosphate.

Phosphate rất quan trọng để phát triển rễ, quá trình quang tổng hợp và hô hấp của cây. Phân lân gốc Phosphate không có tác dụng trực tiếp đối với bệnh cây, tuy nhiên thiếu lân gốc Phosphate, cây sẽ rất mẫn cảm với nhiều bệnh tiềm ẩn. Quá trình trao đổi chất và sinh trưởng - phát triển của cây trồng là một thể thống nhất, các yếu tố dinh dưỡng và ngoại cảnh cũng như các yếu tố nội tại đều có một mối quan hệ tương hỗ. Do đó, những yếu tố dinh dưỡng cũng tham gia tích cực trong phòng và trị bệnh, ngược lại những yếu tố, thành phần trong nông dược vẫn có thể đóng vai trò dinh dưỡng cho cây.

Phân bón dạng Phosphonate sẽ được vi khuẩn trong đất và một số enzym trong cây chuyển hóa sang dạng Phosphate và tham gia quá trình trao đổi lân bình thường như Phosphate, sự chuyển hóa này mất thời gian vài tuần. Phosphonate chuyển hóa trong cây không thể so sánh với Phosphate nhưng các ion Phosphite trực tiếp diệt nấm, một ưu thế không thể có đối với phosphate.

Trên cơ sở khoa học này, chúng ta nên nhìn nhận hay khuyến cáo như sau:

- Đối với cây ngắn ngày, nếu chỉ mục đích là cung cấp lân thì nên bổ sung bằng các chế phẩm gốc Phosphate, tốt nhất là loại phun qua lá vì cây hấp thu lân nhanh hơn. Nếu mục đích là phòng trị bệnh (Phytophthora, Pythium, Plasmopara,…) thì ngoài các thuốc BVTV chuyên dụng, nên sử dụng các chế phẩm gốc Phosphonate vì vừa phòng trị bệnh vừa cung cấp lân cho cây.

- Đối với cây lâu năm (cây ăn quả, cây công nghiệp) thì nên sử dụng các chế phẩm gốc Phosphonate vì ngoài tính năng phòng trị bệnh (Phytophthora, Pythium, Plasmopara,…), sau thời gian ngắn Phosphonate sẽ chuyển hóa thành Phosphate cung cấp lân cho cây và càng có ý nghĩa khi mà các loại phân bón, nhất là phân DAP (chủ yếu cung cấp Lân dễ tiêu) giá tăng quá cao.

(Trung tâm Nghiên cứu Đất-Phân bón và Môi trường phía Nam)

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

GIỚI THIỆU Đắk Lắk

Năm 2019, Đắk Lắk là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 10 về số dân, xếp thứ 22 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 41 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 37 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1,87 người dân[3], số liệu kinh tế -...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây