Kỹ thuật cơ bản cho hồ tiêu theo phân bón sinh học

Thứ ba - 03/05/2016 17:02

Minh Hoạ

Minh Hoạ
Xin kính chào tất cả quý bà con, quan tâm đến kỹ thuật canh tác, chăm sóc, thu hoạch cây hồ tiêu bề vững!
Trước hết  chúng tôi xin cảm ơn bạn đã quan tâm, đọc những vấn đề Công ty Minh Phát chúng tôi viết cho cây hồ tiêu qua kinh nghiệm kỹ thuật, tích lũy từ việc học hỏi, tham gia các mô hình trình diễn tại Việt Nam, Laos, Cam pu chia..., Qua bao nhiêu năm, tìm tòi, phân tích, sàng lọc và lựa chọn trên cơ sở mô hình thành công có những điểm chung của mọi người.
 Mỗi sự thành công đạt được đều có sự thất bại, mất mát, thua thiệt về công sức, tiền bạc….. phải trả giá rất nhiều cho sự mạo hiểm để có lối đi cho bà con. Và đôi khi lối đi ấy khi được chia sẻ thì ít người lắng nghe.
 Đơn giản vì tập quán canh tác của bà con nông dân mình đã thấm nhuần vào tiềm thức và tâm trí, khó có thể thay đổi ngay lập tức, vấn đề khác là phụ thuộc vào, kiến thức, nhận thức của mỗi người tạo nên sự lựa chọn tiêu dùng thông minh của mỗi người trong xã hội tiên tiến này.

Trồng và, chăm sóc cây hồ tiêu là như vậy, những điều mà chúng tôi chia sẻ dưới đây chỉ là được đúc kết từ kinh nghiệm của những người thành công trong việc trồng và chăm sóc cây Hồ Tiêu mà nhiều người đã đạt được.
 Có thể NPK GAP nó tốt với người này nhưng chưa chắc đã phù hợp với người khác, vì nó phụ thuộc vào con người, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, giống, sự hiểu biết của chúng ta mà áp dụng vào.

Và muốn canh tác, chăm sóc cây hồ tiêu theo cách của riêng mình bạn hãy đơn giản hóa tất cả mọi việc, có nghĩa là coi như bạn chưa biết gì về cây tiêu, về cách chăm sóc, về quy trình sử dụng các loại phân bón vân vân… Thì bạn có thế áp dụng  thành công với NPK GAP.
 
Nếu để bắt đầu từ đâu thì có lẽ tôi không thể nói như thế nào với các bạn. Nhưng tôi sẽ hướng cho các bạn cách chăm sóc cây hồ tiêu theo hướng sinh học. Như vậy sinh học là gì? 

Tôi sẽ phân tích một số vấn đề về phân bón để tất cả mọi người đều hiểu ( theo cách hiểu của mình, tìm hiểu qua sách báo, tìm hiểu qua những người thâm canh cây hồ tiêu có trình độ chuyên môn về lĩnh vực phân bón).

Phân bón được chia làm 3 dòng chính:
1.
 Phân hóa học: Gồm các thành phần chính và không thể thiếu cho cây trồng ( nó mang các thành phần đa lượng Đạm ( N ), Lân ( P ), Kali ( K ) 
2.
Phân hữu cơ sinh học, vi sinh: Là các loại phân được sản xuất từ các dạng hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp, rác thải, than bùn…. Trong đó nó được cấy thêm một số chủng vi sinh vật đối kháng, cải tạo đất, tăng sức đề kháng cho cây trồng, làm cho đất tơi xốp, thoáng khí…. Dòng này được chia thành hai: Đó là hữu cơ sinh học riêng, vi sinh riêng.và có hai dạng: Nước và bột.
3.
Phân sinh học:
Là một loại chất được chiết xuất từ những thực vật, cây thảo mộc thiên nhiên hay người ta còn gọi là chất trích dược thảo…. có chức năng cải tạo đất, làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, kích hoạt hệ thống vi sinh vật có lợi trong đất phát triển số lượng và khối lượng lớn, làm cho đất khỏe, cây trồng có khả năng chống chịu được các điều kiện thời tiết khắc nghiệt, đề kháng sâu bệnh hại….
Và để nói về sinh học thì cần rất nhiều thời gian để giải thích tại sao nó được như vậy, tại sao không bệnh tật…
Chốt lại Phân sinh học nó làm được những điều cơ bản sau:
- Cải tạo và nâng cao độ phì của đất một cách tự nhiên – lâu dài – bền vững.
- Đẩy mạnh và làm cân bằng giữa quá trình khoáng hoá và mùn hoá.
- Thu hút, tạo điều kiện cho sinh vật, vi sinh vật có ích đến sinh sống và phát triển; làm cân bằng trạng thái sinh vật đất, đặc biệt là giun đất, cấu tượng đất.
- Đưa pH về trung tính.
- Tác động trực tiếp lên bộ rễ cây giúp rễ cây tăng trưởng và hoạt động mạnh.
- Huy động, giải phóng dinh dưỡng khó tiêu thành dễ tiêu cung cấp cho cây, làm cho đất ngày càng tơi xốp, thoáng khí, nâng cao khả năng giữ nước, giữ dinh dưỡng của đất.
Và phân sinh học chỉ lấy những gì có lợi có trong đất mà phát triển nó lên thành số lượng lớn ( vì trong đất mọi thứ đều có sẵn mà chúng ta không biết cách lấy nó, giải phóng nó cho cây trồng hấp thụ).

 Khi đó đất đai phì nhiêu, dinh dưỡng dồi dào, cây trồng thiếu gì thì lấy lên cái đó. Và để đạt được như vậy thì chúng ta phải thật sự kiên trì qua nhiều quá trình, giai đoạn chăm sóc cây trồng, theo dõi từng thay đổi từ đất, cây và môi trường xung quanh chúng ta mới nhận ra sinh học có ích như thế nào.
4. BÓN PHÂN:
4.1 Bón phân Vi sinh và Phân sinh học:
- ĐẦU MÙA MƯA: Vừa bón phân bổ sung dinh dưỡng vừa làm bông cho tiêu. Tháng 4 – tháng 5.
Giai đoạn 1:
Sau khi kết thúc thu hái, ép nước cho phân hóa mầm hoa khoảng từ 30 – 60 ngày tùy từng vùng khí hậu, thổ nhưỡng và điều kiện canh tác.

Mưa xuống nếu thấy tiêu bắt đầu nhú cựa gà thì tác động nước để cây bung cựa, phát triển chuỗi, bung mầm cây. Trong quá trình ép nước, nếu điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu từng vùng không thuận lợi ( đất cằn cỗi, hoang hóa, đất bạc màu, đất thịt, pha cát.. , canh tác hữu cơ ít ) cần phải tưới nước bổ sung vừa đủ cho cây sống, đủ trao đổi chất, khí trên bề mặt đất, lượng tưới tối thiểu khoảng 30– 60 lít/trụ. Thời gian tưới cách nhau khoảng 4 – 10 ngày lần tùy vào độ ẩm, mức độ thoát hơi nước mà chúng ta điều chỉnh lượng tưới, thời gian tưới cho phù hợp ( điều này phụ thuộc vào kinh nghiệm, sự nhận biết của bản thân). Nên dùng hệ thống tưới tiết kiệm.
Giai đoạn 2:
Trước khi giai đoạn làm bông, ngay lập tức các bạn phải bón các loại phân vi sinh, hữu cơ, phân chuồng ủ hoai mục ( tuyệt đối không dùng phân heo, vì phân heo dù có ủ kỹ đến mấy cũng không hết vi sinh vật có hại…)
- Nếu vi sinh: Từ 2 – 3 kg/ trụ
- Nếu hữu cơ, phân chuồng ủ hoai mục: 7 – 10kg, càng nhiều càng tốt.
Cách bón, đổ trên mặt đất, cách gốc từ 20 – 30 cm, và đổ dàn ra đến mép tán lá, sau đó lấy đất phía ngoài, vun đắp lên, đắp sát vào trụ tiêu, đắp lên từ 1-3 mắt, nhằm mục đích kích hoạt rễ tiêu phát triển tại mấy mắt sát đất, tăng cường bộ rễ cho cây tiêu. Khi đó mặt đất sẽ xuôi từ trong ra ngoài, tránh úng nước ở gốc tiêu trong suốt mùa mưa. Hoặc bạn có thể bón xung quanh tán lá tiêu rồi lấp một lớp đất mỏng. Mục đích là tạo độ tơi xốp thoáng khí, tăng mùn, vi sinh vật….dinh dưỡng cho tiêu có sức tiếp tục phát cành, bung chồi khi đang có chuỗi quả, vấn đề này không thể thiếu trong quá trình chăm sóc.

Không nên để cây tiêu bị suy kiệt quá mức do ép nước mà ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây, đặc bệt là ảnh hưởng đến rễ của cây tiêu, vì rễ tơ của cây tiêu để hút dinh dưỡng nó nằm tầng đất từ 05 cm đến 40cm là chủ yếu. nếu tầng đất mặt bị khô thì rễ tiêu dễ bị hư hỏng, cháy rễ…

Khi có những cơn mưa đầu mùa, hoặc kinh nghiệm của một số người nhìn thấy cái mầm ( giữa nách lá và cành tiêu ) bắt đầu cương, có hiện tượng nhú cựa gà ( điều này phụ thuộc vào kinh nghiệm của từng người, nhiều người chưa biết hoặc không để ý, có vườn suy kiệt do năm trước năng suất cao, chăm sóc kém thì hiện tượng nhú cựa ( hay còn gọi phân hóa mầm hoa ) ra rất sớm thì bắt đầu tưới nước đều đặn, cho phân hữu cơ vi sinh vào gốc đầu mùa mưa, bón lá, kích thích mầm hoa, bổ sung dinh dưỡng kịp thời cho cây tiêu để nuôi dưỡng, phát triển chuỗi đạt mức tối đa.
Đối với phân đổ gốc và bón lá: Sử dụng Phân sinh học NPK GAP MINH PHÁT
Liều lượng và cách dùng: ( Theo khuyến cáo của nhà sản xuất hướng dẫn trên bao bì ), còn mình có cách làm riêng như sau:
+ Đổ xuống đất: Pha 1 lít phân sinh học NPK GAP (Đất Hiếm) với200 lít nước, có thể pha nước ít hơn nhưng miễn sao liều lượng dung dịch đã pha đổ đủ cho 100 đến 200 cây, tùy theo điều kiện cây lớn cây nhỏ ).

+ Phun lên lá: Làm ra bông, dùng sản phẩm NPK GAP Amino 100ml + Bo sữa vàng Amino để làm bông hoặc bạn có bạn có thể có cách làm ra bông nhiều hơn…
 Pha Phân sinh học NPK GAP với liều lượng 1/100 ( tức là 1 lít NPK GAP Amino 100ml  với 1000 lít nước). Số lượng phun khoảng từ 1-3 lần, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày đến khi đạt chuỗi. Thời gian đánh thức mầm hoa, hoàn thành quá trình tạo chuỗi khoảng từ 20 đến 30 ngày tùy theo điều kiện thổ nhưỡng, giống tiêu, hiện trạng vườn cây…. Nên nhớ theo dõi "dừng" phun trước khi hoa tiêu nở .

Như vậy là kết thúc giai đoạn 1: làm bông, bổ sung dinh dưỡng ban đầu.
Vào giai đoạn này các loại côn trùng chích hút thường xuất hiện phá ré tiêu, các bạn có thể pha i con với liều lượng 1/1000 để phun xua đuổi, phòng côn trùng chích hút từ 1 đến 2 lần, mỗi lần cách nhau từ 10 – 15 ngày. Đến giai đoạn trái tiêu lớn hẳn thì côn trùng ít phá đi ( thời gian quả và chuỗi tiêu lớn trưởng thành khoảng 60 ngày kể từ khi bắt đầu nhú cựa gà ).


Sau khi bón các loại phân sinh học và vi sinh khoảng từ 7 đến 10 ngày các bạn có thể dùng các dòng sản phẩm chứa chủng nấm đối kháng đề phòng các bệnh chết nhanh chết chậm cho cây tiêu: Tricoderma, Pseudomonas, các loại có chứa các dòng xạ khuẩn….
Pha với nước theo liều lượng quy định của nhà sản xuất đổ ít nhất từ 3 – 5 lít/trụ ( Kết hợp với NPK GAP (Đất Hiếm) 1 lít với 200 lít nước ).
Các bạn thì thường dùng Mencozep, Metaxyl, Ridomil, Agrifos…., tuy nhiên với mình lựa chọn là sinh học nên các dòng hóa học mình không dùng, tùy các bạn nhé, nhưng nếu các bạn dùng hóa học sẽ phá vỡ hệ sinh thái mà sinh học mang lại, tiêu diệt vi sinh vật có lợi, nhất là con giun đất do phân sinh học đã dày công mang lại. 
Hết giai đoạn 2, tạo môi trường đất tơi xốp thoáng khi, bổ sung vi sinh vật đối kháng phòng bệnh, bổ sung dĩnh dưỡng phát triển cành, lá, chuỗi.
GIỮA MÙA MƯA: Từ tháng 6 đến tháng 9.
Giai đoạn 3: Thường sau lần bón phân vi sinh khoảng 1 tháng, tiếp tục pha Phân sinh học NPK GAP (Đất Hiếm) với tỷ lệ 1/200 đổ cho mỗi gốc 1 – 2 lít, phun lá với tỷ lệ 1/1000 vừa cung cấp dinh dưỡng vừa giúp cây có dinh dưỡng.

CUỐI MÙA MƯA:
Giai đoạn 4: Áp dụng như giai đoạn 3.
ĐẦU MÙA KHÔ: Tháng 10 – 12
Giai đoạn 5: Giai đoạn này lượng mưa giảm dần đến khi ngắt mưa, nếu ngắt nắng từ 10 – 15 ngày thì chúng ta cứ tưới nước bình thường đủ điều kiện để cây trao đổi chất, hấp thu dinh dưỡng, không để khô đất, hư hỏng bộ rễ. Vào giai đoạn khoảng đầu đến giữa tháng 11 chúng ta tiếp tục sử dụng thêm 1 lần bón phân như giai đoạn 3 và 4.
Các bạn có thể sử dụng các dòng phân bón lá siêu kali phun để chuẩn bị cho tiêu chắc hạt, chín sớm, đồng loạt…
Giai đoạn này các bạn cố gắng giữa độ ẩm cho đất là quan trọng, không cần tưới ướt đẫm, đầy bồn, chủ yếu tưới đủ ẩm. Tránh các phát sinh dẫn tới bệnh chết chậm, rập sáp….
Cứ như thế bạn tưới nước bình thường đến khi kết thúc thu hái thì dừng, ko tác động nước và phân để cây phân hóa mầm hoa. Có nhiều khu vực, điều kiện canh tác, thổ nhưỡng, tình trạng vườn cây mà trong thời gian trái tiêu vào chín đã có hiện tượng phân hóa mầm hoa. Do vậy hết sức lưu ý để kết thúc thu hái sớm cho điều kiện làm bông sớm nhé các bạn.
Sau khi thu hái, các bạn nên cắt cành gốc, vệ sinh đồng ruộng, nếu xử lý đốt được thì rất tốt, tránh các nguồn bệnh. Với kinh nghiệm một số nông dân, họ đào hố ngay trong vườn với khoảng cách đều nhau để xử lý tàn dư thực vật, bỏ vào đốt tạo khói âm ỉ sẽ tạo điều kiện cho việc phân hóa mầm hoa một cách tối ưu nhất.

 Chúng tôi sẽ có bài viết chia sẻ về phương pháp này thông qua việc giải thích theo sinh học, hóa học, vật lý học trong những ngày sắp tới. Các bạn nếu muốn biết cứ liên hệ với mình.
Kết thúc một mùa vụ của cây tiêu, chờ giai đoạn 1 tiếp tục công việc.
4.2 Phân hóa học:
Đối với phân hóa học, cây tiêu rất nhạy cảm, phản ứng rất mạnh vì tiêu là dạng dây leo, thân thảo. Do vậy cần lựa chọn sản phẩm hóa học tốt cho cây trồng mới đạt hiệu quả và tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra.
Đối với cây tiêu bình thường, có năng suất từ 5 – 10 kg: Mỗi năm bón từ 4 – 5 lần, mỗi lần từ 0,5 – 1 lạng ( 0,05 – 0,1kg)/trụ. Mỗi lần bón cách nhau từ 2 – 3 tháng. Chúng ta nên xen kẽ với các lần đổ phân sinh học và phân vi sinh nhé các bạn. Nếu lượng trái quá nhiều, trụ sống hay trụ giả ( từ 12 – 15 kg/trụ, cá biệt có trụ lên đến 18 – trên 20kg ) thì bón tăng lên 1 – 2 lần nữa nhé. Và trung bình chúng ta bón từ 0,5 đến 0,7 kg/trụ/năm là nhiều nhé.
Phân hóa học các bạn nên lựa chọn những phân có thành phần Đạm ( N ) thấp, vì cây tiêu không thích hợp với lượng đạm nhiều, dễ bị ngộ độc, tháo khớp, rụng đọt. 
Đối với chúng tôi thường dùng phân bón Jara của Công ty TNHH Jara Việt Nam. Phân này rất tốt, công nghệ tiên tiến, thành phần chuẩn, chậm tan, có thể bón nắng mưa thoải mái, không sợ cây bị táp lá, sử dụng bền cây, giữ độ pH cho đất rất ổn định. Phân Jara Milla có hàm lượng trung vi lượng rất ổn.
Ngoài ra, các bạn có thể dùng bổ sung thêm các dòng phân bón lá có chứa trung vi lượng nhiều, vì cây tiêu cần trung vi lượng hấp thụ qua lá nhiều hơn. Tránh các dạng phân bón lá có các thành phần hóa học cao, không an toàn.
Đối với các kỹ thuật khác:
- Cắt tỉa cành cây làm trụ sống: các bạn có thể tự tìm hiểu.
- Vun gốc cho tiêu: hàng năm, lúc bón phân vi sinh, hữu cơ… các bạn nên lấp đất sát vào gốc, lấp lên 1-2 mắt tiêu bám vào trụ sát mặt đất, mục đích là tạo bộ rễ ở những mắt sát đất, thoát nước nhanh ngay tại cổ rễ…..
- Nên trồng lạc dại, các loại cây họ đậu, hoa cúc.. vào vườn cây
- Làm cỏ gốc chỉ nên dùng tay nhỏ cỏ….
- Tuyệt đối không dùng thuốc cỏ cho vườn tiêu.

Trên đây là tất cả những gì chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Sản xuất nông nghiệp bằng sinh học là chính, ít sử dụng hóa học
Riêng Minh Phát  từ khi Bán các loại phân bón sinh học thì gần như không không bán thuốc bảo vệ thực vật, thuốc cỏ.

Các loại sâu bệnh hại cho cà phê, tiêu và các loại cây trồng khác gần như it đi khi sử dụng Phân bón Sinh Học,
Đó là toàn bộ những điều chia sẻ với mọi người, Chúc Nông Nghiệp Việt Bền Vững



Tác giả bài viết: Minh Phát Đak Lak

Nguồn tin: facebook

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://nukeviet.vn là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 19 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 4.8 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Cung cấp giống Tiêu Srilanka Ceylon Khoo

Cung cấp giống Tiêu Srilanka - Chuẩn giống Ceylon Khoo     Tiêu Srilanka - Chuẩn giống Ceylon Khoo chuỗi dài, sức đề kháng mạnh, bộ rễ khỏe, năng suất cao  

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây