Zbigniew Brzezinski - cố vấn an ninh quốc gia dưới thời Tổng thống Mỹ Jimmy Carter – là tác giả của cuốn sách sắp tới “Tầm nhìn chiến lược: Mỹ và cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu.”
Với sức mạnh ngày càng suy giảm trên toàn cầu của Mỹ, những quốc gia yếu hơn sẽ dễ bị ảnh hưởng từ những phán quyết của các cường quốc lớn trong khu vực. Ấn Độ và Trung Quốc đang ngày một nổi lên, Nga ngày càng có uy thế, trong khi đó khu vực Trung Đông đang gia tăng sự bất ổn hơn bao giờ hết. Tiềm năng xảy ra xung đột khu vực khi nước Mỹ – thành viên quốc tế hoạt động tích cực – vắng mặt hoàn toàn có khả năng xảy ra. Hãy sẵn sàng đối diện với một thực tế rằng sự tồn tại của những nước mạnh nhất là đặc trưng nổi bật của thế giới toàn cầu.
1. GEORGIA
Sự suy thoái của Mỹ sẽ khiến nhà nước Cáp-ca-dơ nhỏ bé này dễ bị tấn công bởi sự đe dọa chính trị và xâm lược quân sự từ phía Nga. Mỹ đã cung cấp cho Georgia 3 tỷ USD viện trợ từ năm 1991, trong đó 1 tỷ USD được cung cấp từ cuộc chiến tranh năm 2008 với Nga. Trong giai đoạn suy thoái này, nước Mỹ có thể phải đối diện với nhiều giới hạn mới về khả năng của mình và có thể làm nước Nga dấy lên khao khát muốn lấy lại tầm ảnh hưởng trước đây của quốc gia này. Hơn nữa, Tổng thống Nga Vladimir Putin vẫn nuôi dưỡng mối hận thù cá nhân mãnh liệt đối với Tổng thống Georgia Mikheil Saakashvili.
Mối đe dọa: Sự thống trị của Nga về hành lang năng lượng phía Nam đối với châu Âu có thể đem lại nhiều áp lực hơn đối với châu Âu nhằm phục vụ chương trình nghị sự chính trị của Moscow, một hiệu ứng domino đối với Azerbaijan.
2. ĐÀI LOAN
Từ năm 1972, Mỹ đã chính thức chấp nhận thể thức “một Trung Quốc” của đại lục trong khi vẫn duy trì tình trạng không thay đổi hiện trạng quân sự. Tuy nhiên, việc Bắc Kinh vẫn duy trì quyền sử dụng vũ lực cho phép Washington tiếp tục bán vũ khí cho Đài Loan. Trong những năm gần đây, Đài Loan và Trung Quốc đang tiếp tục củng cố mối quan hệ. Tuy nhiên, sự suy thoái của Mỹ có thế làm tăng khả năng dễ bị tấn công của Đài Loan, khiến cho các nhà hoạch định ở Đài Bắc dễ bị ảnh hưởng hơn đối với những áp lực trực tiếp từ phía Trung Quốc và sự thu hút tuyệt đối của nền kinh tế Trung Quốc đang trên đà phát triển. Ít nhất thì điều đó có thể đẩy mạnh tiến trình thống nhất hai bờ eo biển Đài Loan, nhưng bằng những điều khoản không công bằng đối với đại lục này.
Mối đe dọa: Nguy cơ về một sự xung đột nghiêm trọng với Trung Quốc.
3. HÀN QUỐC
Mỹ đã trở thành quốc gia đảm bảo an ninh cho Hàn Quốc kể từ năm 1950, khi quốc gia này bị Triều Tiên tấn công với sự giúp sức của Liên Xô và Trung Quốc. Nền kinh tế phát triển nổi bật của Seoul và hệ thống chính trị dân chủ là minh chứng cho việc Mỹ đã tham gia vào đất nước này. Tuy nhiên trong suốt những năm qua, Triều Tiên đã tiến hành một số hành động khiêu khích chống lại Hàn Quốc, từ vụ ám sát các thành viên trong nội các Hàn Quốc đến vụ đánh chìm tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc hồi năm 2010. Vì vậy, sự suy thoái của Mỹ khiến Hàn Quốc phải đương đầu với những lựa chọn ‘đau đớn’: hoặc là Hàn Quốc chấp nhận sự thống trị trong khu vực của Trung Quốc và phụ thuộc nhiều hơn nữa vào Trung Quốc nhằm kiềm chế vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, hoặc là Hàn Quốc phải tìm kiếm một mối quan hệ vững mạnh hơn với Nhật Bản bên ngoài những giá trị dân chủ chung và lo sợ nguy cơ xâm lược từ Bình Nhưỡng và Bắc Kinh (mặc dù đây là một giải pháp không mấy phổ biến trong lịch sử).
Mối đe dọa: An ninh kinh tế và quân sự trên bán đảo Triều Tiên; một cuộc khủng hoảng chung về niềm tin tại Nhật Bản và Hàn Quốc liên quan đến độ tin cậy của các cam kết hiện hành của Mỹ.
4. BELARUS
20 năm sau sự sụy đổ của Liên Xô, chế độ độc tài cuối cùng của châu Âu vẫn còn phụ thuộc vào Nga cả về kinh tế và chính trị. Thị trường Nga chiếm đến 1/3 tổng lượng sản phẩm xuất khẩu của Belarus và gần như toàn bộ nhu cầu năng lượng của Belarus phụ thuộc vào đất nước này. Đồng thời, chế độ độc tài 17 năm của Tổng thống Aleksandr Lukashenko đã khiến Belarus đã và đang gây cản trở đối với bất cứ mối quan hệ nào với phương Tây. Do đó, sự suy thoái của Mỹ sẽ khiến Nga có cơ hội tái thu hút Belarus.
Mối đe dọa: An ninh của các quốc gia Ban tích láng giềng, đặc biệt là Latvia.
5. UKRAINA
Mối quan hệ giữa Kiev với Moscow đang trong tình trạng căng thẳng do mối quan hệ của quốc gia này với các nước phương Tây đang rơi vào sự do dự. Năm 2005, 2007 và 2009, Nga đã đe dọa ngừng cung cấp dầu mỏ và khí tự nhiên cho Ukraina và thực tế Nga đã làm như vậy. Gần đây, Tổng thống Viktor Yanukovych đã bị áp lực về việc gia hạn hợp đồng thuê căn cứ hải quân của Nga tại cảng Sevastopol ở Biển Đen thêm 25 năm nữa bằng việc trao đổi có giá bán năng lượng ưu đãi của Nga cho Ukraina. Điện Kremlin tiếp tục thúc giục Ukraina tham gia vào “không gian kinh tế chung” với Nga trong khi dần dần tước đi quyền kiểm soát trực tiếp những tài sản công nghiệp lớn của Ukraina thông qua sự sát nhập và thôn tính của các công ty Nga. Với sự suy thoái của Mỹ, châu Ấu khó lòng có thể tiếp cận và sát nhập Ukraina vào cộng đồng phương Tây mở rộng. Điều này sẽ khiến Ukraina có khả năng dễ bị tấn công bởi những toan tính của Nga.
Mối đe dọa: Sự khôi phục những tham vọng của đế quốc Nga
6. AFGHANISTAN
Sự tàn phá nặng nề sau cuộc chiến kéo dài 9 năm của Liên Xô, thái độ phớt lờ của phương Tây trong một thập kỷ sau khi Xôviết rút quân, sự quản lý yếu kém của chính quyền Taliban cũ nát, những hoạt động quân sự miễn cưỡng của Mỹ và sự hỗ trợ kinh tế không thường xuyên là những nguyên nhân khiến Afghanistan rơi vào tình trạng hỗn độn. Với tỷ lệ thất nghiệp lên đến 40% và xếp thứ 215 trong bảng xếp hạng toàn cầu về bình quân GDP/đầu người, kinh tế Afghanistan hầu như không có gì ngoài việc buôn bán ma túy bất hợp pháp. Việc Mỹ nhanh chóng rút quân đội về nước đã dẫn đến cuộc chiến tranh hoặc những tác động ban đầu của sự suy thoái Mỹ có thể gây ra sự tan rã nội bộ và các thế lực bên ngoài sẽ can thiệp vào các tiểu ban lân cận nhằm gây ảnh hưởng đối với Afghanistan. Với sự vắng mặt của một chính phủ hiệu quả và ổn định tại Kabul, đất nước này có thể sẽ bị các lãnh chúa đối thủ thống trị. Pakistan và Ấn Độ sẽ cạnh tranh quyết liệt hơn để tranh giành ảnh hưởng ở Afghanistan, ngoài ra Iran cũng có thể sẽ can dự vào.
Mối đe dọa: Sự tái xuất của Taliban, cuộc chiến tranh giành sự ảnh hưởng giữa Ấn Độ và Pakistan và nơi ẩn náu của khủng bố quốc tế.
7. PAKISTAN
Mặc dù Islamabad được trang bị những vũ khí hạt nhân của thế kỷ XXI và được tổ chức bởi một đội quân chuyên nghiệp cuối thế kỷ XX, song nhiều nơi trên lãnh thổ Pakistan vẫn đang trong giai đoạn tiền hiện đại, thậm chí còn mang màu sắc khu vực và bộ tộc. Cuộc xung đột với Ấn Độ đã xác định ý nghĩa bản sắc dân tộc của Pakistan. Sự bất ổn chính trị ở Pakistan là điểm yếu lớn nhất của quốc gia này và sự suy giảm sức mạnh của Mỹ sẽ khiến Mỹ không duy trì được khả năng hỗ trợ củng cố và phát triển của Pakistan như trước kia. Điều này có thể biến Pakistan trở thành một nhà nước do quân đội điều hành, một nhà nước Hồi giáo cực đoan, một nhà nước có sự kết hợp của quân sự và Hồi giáo, hoặc một ‘nhà nước’ không có chính phủ tập trung.
Mối đe dọa: hạt nhân; binh sĩ Hồi giáo chống phương Tây, chính phủ có vũ khí hạt nhân như trường hợp của Iran; sự bất ổn định trong khu vực Trung Á với bạo lực có thể lây lan sang Trung Quốc, Ấn Độ và Nga.
8. ISRAEL VÀ KHU VỰC TRUNG ĐÔNG
Sự suy yếu của Mỹ sẽ kéo theo sự thay đổi tiêu cực trong việc ổn định chính trị của toàn bộ khu vực Trung Đông. Tất cả các quốc gia trong khu vực này sẽ tiếp tục dễ bị tấn công với các mức độ khác nhau của các áp lực dân túy nội bộ, sự bất ổn xã hội và chủ nghĩa tôn giáo cực đoan như đã diễn ra đầu năm 2011. Nếu sự suy yếu của Mỹ đã xảy ra với cuộc xung đột Israel – Palestin vẫn chưa được giải quyết, sự thất bại trong việc áp dụng một giải pháp được hai quốc gia chấp nhận sẽ còn tiếp tục làm nóng bầu không khí chính trị của khu vực này. Thái độ thù địch trong khu vực đối với Israel sẽ ngày càng gia tăng. Sự suy yếu có thể nhận thấy của Mỹ sẽ cám dỗ các quốc gia mạnh hơn trong khu vực, tiêu biểu là Iran hay Israel. Các quốc gia yếu hơn như Lebanon và Palestin sẽ phải trả cái giá vô cùng đắt, có thể bằng chính tính mạng của những người dân nước mình. Thậm chí tồi tệ hơn, những cuộc xung đột như thế có thể tăng lên đến mức thực sự khủng khiếp thông qua các cuộc đình công phản đối giữa Iran và Israel.
Mối đe dọa: Sự đối đầu trực tiếp giữa Israel hoặc Mỹ với Iran; một xu hướng ngày càng tăng lên giữa thuyết cấp tiến Hồi giáo và chủ nghĩa cực đoan; một cuộc khủng hoảng năng lượng trên toàn thế giới; và khả năng dễ bị tấn công của các đồng minh của Mỹ tại vùng vịnh Ba Tư.
Tác giả ZBIGNIEW BRZEZINSKI
(Theo Foreign Policy)