Chế phẩm sinh học, xu hướng chăn nuôi hiện đại

Thứ ba - 08/05/2012 21:54

Minh họa

Minh họa
Việc lạm dụng các chất tăng trọng, tạo nạc và thuốc kháng sinh làm tồn dư các hóa chất này trong sản phẩm thịt, trứng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

 

Sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi sẽ tạo ra thực phẩm sạch

Chính vì vậy, không ít người tiêu dùng đã quay lưng với các sản phẩm thịt gia súc… Theo thống kê chưa chính thức, việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi vừa qua đã gây thiệt hại hơn 2.000 tỷ đồng. Ngoài ra, tại các trang trại chăn nuôi heo quy mô vừa và lớn mỗi ngày thải ra khoảng trên dưới 5 tấn phân và nước thải. Lượng phân và nước thải này được dùng vào việc trồng trọt, tưới tiêu... song việc xử lý không đúng cách đã khiến cho rau màu bị nhiễm trứng giun và vi sinh vật có hại, ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.

Theo đánh giá của một số chuyên gia, cùng với việc chậm quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung, và thói quen sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi cũng như việc người chăn nuôi chưa biết xử lý triệt để chất thải trong trang trại khiến cho nền chăn nuôi chưa được bền vững và có thể xảy ra biến cố, khiến người tiêu dùng quay lưng bất cứ lúc nào. Dịch bệnh lở mồm long móng, cúm gia cầm và vừa rồi là người chăn nuôi sử dụng “chất cấm” là một minh chứng nhãn tiền…

Ở nước ta, các chế phẩm sinh học dùng trong chăn nuôi đã áp dụng tại nhiều trang trại. Tuy nhiên, với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, thì việc chăn nuôi bằng chế phẩm sinh học vẫn là một điều… xa lạ. PGS.TS, Lâm Minh Thuận (Đại học Nông lâm TP.HCM) cho biết, theo thống kê, trên thị trường có hơn 200 chế phẩm sinh học dùng trong chăn nuôi nhằm cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp gia súc tiêu hóa tốt, giảm tỷ lệ các sinh vật gây bệnh. Nhiều loại chế phẩm sinh học còn kích thích hệ miễn dịch, khống chế các bệnh lây nhiễm và giảm ô nhiễm môi trường...

Chính vì thế, việc sử dụng chế phẩm tự nhiên như gừng, nghệ, tỏi thay thế kháng sinh trong chăn nuôi đang là giải pháp tối ưu nhằm tạo ra thực phẩm sạch. Đáng chú ý, nhiều chế phẩm tự nhiên đã giúp cho gà chuyển hóa trao đổi chất, đồng thời nâng cao sức đề kháng bệnh, tạo ra thịt sạch, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

 

Tại Đồng Nai, gần 100% trang trại chăn nuôi heo, gà đã ứng dụng chế phẩm sinh học để tạo ra thực phẩm sạch. Vì vậy, đã xuất hiện nhiều mô hình sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi hiệu quả như nuôi gà bằng thảo dược của chị Cao Thị Len ở xã Phú Ngọc, huyện Định Quán. Sau hơn một năm thực hiện, chị Len có hai chuồng gà thảo dược, với hơn 5.000 con và đã xuất chuồng nhiều lứa với giá 50.000 đồng/kg…
Còn trong chăn nuôi heo, việc sử dụng tỏi, nghệ... giúp cải thiện tăng trưởng cũng như hệ số chuyển hóa thức ăn, giảm chi phí trên 1kg tăng trọng so với heo sử dụng kháng sinh. Vì vậy, nhiều nhà khoa học đánh giá, nếu người chăn nuôi sử dụng thức ăn lên men bằng “men vi sinh hoạt tính” sẽ giúp gia súc, gia cầm phát triển tốt, tăng trọng nhanh và giảm tiêu tốn và chi phí thức ăn, đồng thời giảm tỷ lệ gia súc mắc bệnh.

Bà Ngô Xuân Hương, Trung tâm Khuyến nông Đồng Tháp dẫn chứng, tại tỉnh Đồng Tháp, nhờ dùng chế phẩm sinh học Balasa N01 nên ngành chăn nuôi của tỉnh này đã hạn chế chất thải độc hại ra môi trường. Đồng thời đem lại nhiều lợi ích như phân giải được nước tiểu do vật nuôi thải ra, hạn chế mùi hôi, ức chế và tiêu diệt sự phát triển của hệ sinh vật có hại, bảo vệ sức khỏe vật nuôi, tiết kiệm khoảng 80% nước trong chăn nuôi do không phải sử dụng nước rửa chuồng hay tắm cho vật nuôi.

Đã vậy, còn tiết kiệm khoảng 50% nhân công do không cần dọn, tắm cho vật nuôi hàng ngày… Nhưng điều quan trọng nhất là người chăn nuôi sử dụng men Balasa N01 đã cho ra sản phẩm thịt sạch. Về lâu dài, chế phẩm sinh học sẽ là cứu cánh cho người chăn nuôi để hấp dẫn người tiêu dùng…

Theo Báo Nông Nghiệp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Xuất hiện giống tiêu “lạ” cho năng suất vượt trội

Vườn tiêu của ông Vũ Văn Hiệu, ở thôn Thuận Hưng, xã Thuận Hạnh, huyện Đăk Song thường xuyên đón tiếp nhiều khách đến tham quan, tìm hiểu gần đây khi trong vườn xuất hiện giống tiêu “lạ” cho năng suất rất cao. Theo đó, cả vườn tiêu 300 trụ đã 3 năm tuổi thì có khoảng 10 trụ “đột biến” cho trái...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây