Đắk Lắk đất phát nổ, tạo thành hố sâu hơn 5m

Thứ tư - 06/03/2013 19:33

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ
Sau một tiếng nổ lớn, mặt đất bắt đầu sụp xuống tạo thành một hố sâu hơn 5m, đường kính hơn 6m rồi nước phun trào.
 
Hiện trường vụ sụp lở đất tại rẫy anh Y Mul (ảnh chụp sáng 6-3).
 
Trước đó, khoảng 2 giờ ngày 18-2, tại khu vực rẫy cà phê của gia đình anh Y Mul Buôn Yă, thuộc buôn Niêng 1, xã Ea Nuôl, đã phát ra một tiếng nổ lớn. Do khu vực này là rẫy của người dân, tối không có người ở nên một số hộ dân sống cách đó hơn 1 km nghĩ là tiếng nổ mìn. Sáng cùng ngày, gia đình anh Y Mul vào rẫy để tưới cà phê mới phát hiện hố sâu.
Anh Y Mul cho biết: Tôi đang kéo ống tưới cà phê thì hốt hoảng vì trước mặt có một hố sâu chứa nước. Sau phút định thần, tôi gọi một số người dân tới xem và gọi điện báo cho chính quyền xã Ea Nuôl.

Theo nhận định của cơ quan chức năng, sau khi phát ra tiếng nổ lớn, đất sụp lở theo chiều thẳng đứng tạo thành hố sâu hơn 5m, đường kính hơn 6m. Ngay sau đó, nước từ trong lòng đất phun ra, dâng lên cách mặt đất khoảng 2m.
 
Anh Y Mul cho biết thêm: “Điều lạ là cách đó khoảng 30m có một cái giếng sâu hơn 20m, nhưng khoảng 5 tháng nay không có giọt nước nào. Nước trào lên nhưng đến ngày thứ 4, nước bắt đầu rút xuống và khô cạn”.
 
Anh Đặng Ngọc Quý, có rẫy cà phê cạnh rẫy anh Y Mul lo lắng cho biết: Đến nay chúng tôi vẫn chưa biết nguyên nhân vì sao lại xảy ra hiện tượng lạ này. Không chỉ riêng tôi mà nhiều người ở đây cũng lo lắng mỗi khi đi làm vì chẳng may đang làm mà đất lại sụp xuống thì bị chôn vùi là chắc.
 
Trong khoảng 10 ngày sau khi xảy ra vụ việc, hàng trăm người dân hiếu kỳ đã kéo tới để được tận mắt nhìn thấy “hố giàng”. Có người cho rằng do thủy điện Sêrêpốk 3 cạnh đó tích nước, nước trong lòng đất bị tức nên phun ra. Người thì nói dưới đó có mạch nước ngầm, người khác lại cho rằng nhà này ăn ở thế nào mà bị giàng bắt phạt… Chính quyền địa phương phải giải thích để giải tán đám đông này.
 
Ông Nguyễn Văn Phong, Phó Chủ tịch UBND xã Ea Nuôl, cho biết: “Khi có kết quả xác định nguyên nhân từ cơ quan chức năng, chúng tôi sẽ thông báo rộng rãi trên hệ thống phát thanh của xã để người dân hiểu và an tâm làm việc”.
 
Người dân lo lắng trước hiện tượng đất sụp lở tạo thành hố sâu.
 
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động sáng 6-3, ông Nguyễn Văn Tuyền, Phó Phòng Tài nguyên nước, Sở Tài nguyên -Môi trường tỉnh Đắk Lắk, cho biết: Sở vừa có kết luận gửi UBND tỉnh Đắk Lắk, UBND huyện Buôn Đôn và UBND xã Ea Nuôl về nguyên nhân xảy ra vụ sụp lở đất.
 
Qua khảo sát nghiên cứu thực tế khu vực xảy ra hố sụp lở đất có địa hình tương đối bằng phẳng. Đất phun trào là đất bazan có chiều dày từ 20-30m. Lớp đất phủ trên cùng là bazan phong hóa triệt để, mềm bở. Lót dưới đáy là lớp đất đá của trầm tích Jura phủ rộng khắp vùng. Mực nước tĩnh của tầng chứa nước trên cùng dao động từ 10-15m.

"Vì vậy, chúng tôi nhận định các nguyên nhân gây ra vụ sụp lở đất là do: Thứ nhất, việc khai thác nước ngầm quá mức của tầng chứa nước bazan trên cùng cho việc tưới cà phê dẫn đến cấu trúc của tầng này bị phá vỡ gây ra sụp lún cục bộ. Thứ 2, do tác động của các hoạt động địa chất nội sinh, ngoại sinh giữa 2 tầng chứa nước phun trào bazan và trầm tích lục địa Jura cũng dẫn đến sụp lún cục bộ trên mặt đất".

“Hiện không gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt của người dân trong vùng nhưng chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục theo dõi”, ông Tuyền nói.

Xuất hiện đất nứt rộng khoảng 5cm, dài hơn 20m

Ông Nguyễn Văn Phong cho biết thêm: Hai ngày sau vụ sụp lở đất, một số người dân đã phản ánh tại khu vực thôn Đại Đồng, cách hố sụp lở gần 2km đã xảy ra một vụ nứt đất với kích thước rộng khoảng 5cm, dài hơn 20m. Tuy nhiên, sau đó người dân đã dùng đất lấp lại nên vụ việc chưa được báo cáo lên cơ quan chức năng.
 
“Chúng tôi sẽ xác minh lại để báo cáo cơ quan chức năng vào cuộc, tránh gây tâm lý lo lắng cho người dân”, ông Phong nói.

.

Theo NLD
 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

GIỚI THIỆU Đắk Lắk

Năm 2019, Đắk Lắk là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 10 về số dân, xếp thứ 22 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 41 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 37 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1,87 người dân[3], số liệu kinh tế -...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây