Thảm họa này, đã cướp đi sinh mạng hàng trăm triệu người, giết chết từ 30 tới 60% dân số của châu Âu và giảm dân số toàn cầu từ 450 triệu người xuống còn 350 triệu người vào năm 1.400. Đại dịch lây lan nhanh tới mức giới cầm quyền và các bác sĩ không còn đủ thời gian để tìm hiểu bản chất của đại dịch. Họ thậm chí đã cho rằng, thảm họa do các thế lực siêu nhiên, động đất hoặc nghi ngờ người Do Thái đầu độc nguồn nước...
Đại dịch làm đảo lộn lịch sử
Theo những cứ liệu lịch sử hiếm hoi còn lưu lại, "cái chết đen" là tên gọi của một đại dịch xảy ra ở châu Á và châu Âu trong thế kỷ XIV mà đỉnh điểm là ở châu Âu từ năm 1348 đến năm 1350. Xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới vào năm 541 - 542 sau công nguyên tại Ethiopia (châu Phi), "cái chết đen" theo con đường giao thương bằng thuyền buôn lan tới hàng trăm quốc gia khác trên khắp thế giới.
Đại dịch bắt đầu đặt chân đến châu Âu vào tháng 10/1347, khi một chiếc tàu buôn lớn cập cảng châu Âu sau chuyến trở về từ cuộc giao thương với Trung Quốc. Con tàu mang đến nỗi hoảng sợ cho toàn bộ người dân thành phố, khi tất cả các thuyền viên trên tàu đều chết không rõ nguồn gốc ngay sau khi chạm cảng Messina (Sicily, Italia).
Cái chết bất đắc kỳ tử của thủy thủ tàu đã dấy lên mối nghi ngờ về một loại dịch bệnh khủng khiếp được đưa đến từ xứ sở của con đường tơ lụa. Tuy vậy, dân chúng châu Âu đã quá muộn để ngăn chặn cuộc xâm nhập của "cái chết đen". Những con vật gặm nhấm mang mầm bệnh của tàu Genoese đã kịp mang dịch hạch tới cho những người dân Anh và nhanh chóng lan khắp đất nước này. Năm 1348, chỉ vài ngày, dịch bệnh lan từ Bristol tới Oxford và London.
Như một cơn đại địa chấn cuốn qua đất nước xứ sở sương mù, chưa đầy 5 năm sau đó, hơn 25 triệu người dân châu Âu đã thành hồn ma cho "cái chết đen". Cũng chính "cái chết đen" đã góp phần hủy hoại các triều đại phong kiến tại nhiều quốc gia trên châu lục trù phú này. Tại các thành phố đông dân, tỷ lệ thiệt mạng đã vượt quá 50% dân số. Khoảng một nửa dân số Paris, tức 100.000 người, đã thiệt mạng vì "cái chết đen". Đại dịch cũng khiến dân số thành phố Firenze (Ý) giảm từ 120.000 người xuống còn 50.000 người vào năm 1338, ít nhất 60% dân số các thành phố Hamburg và Bremen đã thiệt mạng.
Sau này, các chuyên gia giải thích, đường đi của "cái chết đen" bắt đầu từ Trung Quốc lan sang Tây Âu rồi châu Phi qua Con đường tơ lụa từ khoảng 600 năm trước. Bệnh dịch tràn sang Mỹ thông qua quần đảo Hawaii trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX. Nó tới bang California qua các cảng tại thành phố San Francisco và Los Angeles trước khi tiến sâu vào lãnh thổ Mỹ và gieo rắc tang thương.
Đại dịch hạch thế kỷ XIV trở thành một trong những thảm họa khủng khiếp trong lịch sử loài người.
Được ví như bản án tử hình, hầu hết những người bị nhiễm khuẩn dịch hạch đều không có cơ hội sống sót. Một khi đã bị "cái chết đen" viếng thăm, bệnh nhân chỉ có thể tồn tại trong vòng từ 60 đến 180 ngày. Theo số liệu ghi chép chưa đầy đủ, tổng cộng đã có khoảng 75 triệu người chết vì đại dịch, trong đó khoảng từ 25 đến 50 triệu là dân số châu Âu. "Cái chết đen" là thủ phạm gây ra cái chết của khoảng 30 đến 60% dân số châu lục này.
Cuộc chiến chống lại "cái chết đen"
Trước sức lây truyền như vũ bão của thảm họa "cái chết đen", chính phủ các nước châu Âu gần như tê liệt hoàn toàn. Những nhà khoa học hàng đầu thời điểm đó đã không thể đưa ra một biện pháp đối phó nào vì họ không thể hiểu nổi nguyên nhân hoặc tìm ra cách thức lây lan của đại dịch. Họ thậm chí còn không đủ thời gian để tìm hiểu bản chất của đại dịch bởi chính họ cũng trở thành nạn nhân của đại dịch nên chẳng kịp sống để tiếp tục tìm hiểu. Những ai tiếp xúc với "cái chết đen" hầu hết đều không thể tiếp tục tồn tại.
Sau khi đại dịch đi qua, nhiều người giả thuyết rằng, một thế lực siêu nhiên đã trừng phạt con người vì chống lại sự phát triển cân bằng của tạo hóa. Thậm chí, một số tín đồ còn cực đoan cho rằng người Do Thái đã đầu độc nguồn nước. Kết quả là cộng động người Do Thái ở châu Âu đã phải hứng chịu nhiều cuộc tấn công dẫn tới thảm họa diệt vong. Ước tính, cho tới năm 1351 đã có 60 cộng đồng lớn và 150 cộng đồng nhỏ của người Do Thái bị phá hủy trên khắp châu Âu.
Đại dịch "cái chết đen" thực sự đã để lại nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với toàn nhân loại. Phải mất hàng trăm năm người ta mới có thể kiểm soát được đại dịch và cũng cho tới tận hàng trăm năm sau, các nhà khoa học mới tìm ra phương pháp điều trị căn bệnh đã gây chết chóc cho toàn thế giới này. Đó chính là bệnh dịch hạch gây ra do một loại vi khuẩn có tên gọi Yersinia pestis sống ký sinh trên các loài gặm nhấm mà chủ yếu là loài chuột. Chính vật chủ trung gian này đã mang "cái chết đen" từ Trung Quốc tới châu Âu và gây ra đại dịch kéo dài trong hàng chục năm không cách gì ngăn chặn.
Từ nghiên cứu một số trường hợp có khả năng tự miễn dịch với dịch hạch còn sống sót sau năm 1725, TS Stephen Obrien (Viện sức khỏe quốc gia Mỹ) đã phát hiện ra cách khuẩn dịch hạch tấn công hệ miễn dịch của con người. Cuộc chiến chống lại "cái chết đen" bắt đầu.
TS Obrien bắt đầu dành những tháng ngày đằng đẵng để nghiên cứu. Ông nhận thấy khuẩn gây bệnh sau khi xâm nhập vào cơ thể người bệnh, chúng tấn công vào các tế bào máu mà mục tiêu phá hủy là các tế bào bạch cầu. Ở những người có khả năng miễn dịch cao với khuẩn dịch hạch, hầu hết họ đều có mang gen đột biến. Đây chính là điều bí mật giúp cơ thể họ tự miễn dịch với sự tấn công của các khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, vị tiến sĩ giàu tâm huyết này đã không thể chế ra phương thuốc chống lại sức tàn phá của loại bệnh này.
Mãi cho tới tháng 10/1897, một bác sĩ người Nga gốc Do Thái tên là Vladimir Havkin mới tìm ra cách điều trị dịch hạch và kiểm soát được dịch bệnh kinh hoàng này. Khi đó, ông đang nằm vùng tại Ấn Độ - một trong những khu vực trung tâm của đại dịch. Tại đây, bác sĩ Havkin đã tiến hành các thử nghiệm để điều chế ra vaccin chống lại bệnh dịch hạch và tiến hành thử tác dụng của nó đối với người bệnh mang lại thành công.
Nhờ phương pháp điều trị của ông bằng cách kết hợp các loại thuốc streptomycin, chloramphenicol, tetracycline, gentamicin và doxycyline... dịch bệnh đã được kiểm soát. Và hành trình của đại dịch "cái chết đen" chính thức được chấm dứt trên toàn thế giới.
Châu Âu phải mất 150 năm để phục hồi dân số
Các sử gia cho rằng, sự tàn phá khủng khiếp của "cái chết đen" đã gần như đảo lộn hoàn toàn lục địa châu Âu, dẫn đến nhiều thay đổi trong xã hội ở châu lục này. Đó là sự ra đời của nhiều tôn giáo mới hay sự chuyển đổi về cơ bản về kinh tế và xã hội. Những thay đổi ấy tạo ra những ảnh hưởng sâu sắc tới tiến trình lịch sử của châu Âu. Ước tính châu Âu phải mất tới 150 năm để phục hồi dân số như trước thời gian đại dịch. Sau này dịch hạch còn nhiều lần bùng phát trở lại tại đây và nó chỉ biến mất vào thế kỷ XIX.
Theo NDT
Vườn tiêu của ông Vũ Văn Hiệu, ở thôn Thuận Hưng, xã Thuận Hạnh, huyện Đăk Song thường xuyên đón tiếp nhiều khách đến tham quan, tìm hiểu gần đây khi trong vườn xuất hiện giống tiêu “lạ” cho năng suất rất cao. Theo đó, cả vườn tiêu 300 trụ đã 3 năm tuổi thì có khoảng 10 trụ “đột biến” cho trái...