Tại buổi đối thoại giữa Hiệp hội trang trại và doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam với các cơ quan chức năng do hiệp hội tổ chức đã có nhiều ý kiến tìm cách giúp các trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp có thể hưởng thụ những chính sách của chính phủ mà cụ thể ở đây là Nghị định 61.
Ông Lê Duy Minh, một chủ trang trại trồng rừng ở Bình Phước cho biết, dù đã có Nghị định 61 và Thông tư 84 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nhưng do không am hiểu những thủ tục hành chính nên bản thân ông cùng nhiều chủ trang trại khác hiện vẫn không thụ hưởng được những chính sách hỗ trợ nông nghiệp từ nghị định nói trên.
Đàn heo rừng (heo mọi) đang được nuôi ở một trang trại để cung cấp cho các nhà hàng TPHCM. Ảnh: Ngọc Hùng
Điều tương tự cũng xảy ra với ông Nguyễn Văn Minh, doanh nghiệp Hữu Tín, chuyên phát triển cây có dầu và cây dược liệu tại Bà Rịa-Vũng Tàu và Khánh Hòa. Ông Minh nói, dù biết Nghị định 61 đã có hiệu lực từ ngày 25-7-2011 nhưng đến nay ông vẫn chưa nhận được sự hỗ trợ tài chính vì không am hiểu các thủ tục hành chính cần thiết.
Theo ông Nguyễn Văn Bảy, Hiệu phó trường Quản lý Cán bộ và Nông nghiệp Trung ương 2, bản thân ông đã hướng dẫn thủ tục giấy tờ cho nhiều chủ trang trại và trong quá trình đó phát hiện Thông tư 81 của Bộ Tài chính và Thông tư 06 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư có những thủ tục chồng chéo nhau. Nếu chủ trang trại, doanh nghiệp nào không có người tư vấn pháp lý thích hợp thì khó có thể nhận được những ưu đãi tài chính mà Nghị định 61 quy định.
Theo đại diện Cục trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, doanh nghiệp trang trại không thể tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi từ Nghị định 06 là do không biết phải làm những thủ tục gì, cơ quan nào chịu trách nhiệm giải quyết những thủ tục đó.
Vì thế, Cục Trồng trọt đề nghị, thời gian tới, Hiệp hội doanh nghiệp và trang trại nông nghiệp Việt Nam cần lập ra một bộ phận hướng dẫn thủ tục hành chính, pháp lý để giúp các chủ trang trại doanh nghiệp giảm bớt những khó khăn trong việc tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính từ chính phủ, cụ thể ở đây là Nghị định 61.
Tuy nhiên, theo ông Bảy thực chất nguồn vốn hỗ trợ những doanh nghiệp trang trại đều từ nguồn ngân sách của các tỉnh chứ không phải từ nguồn ngân sách của chính phủ, trong khi nhiều tỉnh thành chủ yếu phụ thuộc vào nguồn ngân sách của chính phủ cấp hàng năm, vì thế, việc tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ của doanh nghiệp trang trại cũng khó khăn hơn.
Do đó, ông Bảy không loại trừ khả năng, có thể, một doanh nghiệp trang trại đáp ứng đầy đủ những yêu cầu trong Thông tư 84 và 06 nhưng tỉnh đó không có tiền thì cũng đành chịu.
Theo SGTT
Năm 2019, Đắk Lắk là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 10 về số dân, xếp thứ 22 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 41 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 37 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1,87 người dân[3], số liệu kinh tế -...