Theo Luật sư Nguyễn Trí Tú: “Quy định tại điểm đ khoản 3 điều 14 của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 2/4/2010 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì: Hành vi không cứu giúp người bị tai nạn giao thông khi có yêu cầu, bị phạt tiền từ 500.000 - 1.000.000 đồng.
Việc không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng khi có đủ các dấu hiệu thỏa mãn sẽ cấu thành tội phạm. Đó là: Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. (Quy định tại Điều 102 Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009)
Khung hình phạt cao nhất của tội này là từ 1 - 5 năm theo quy định tại Khoản 2 Điều 102 Bộ luật Hình sự. Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm.
“Nếu bản thân mình không có đủ điều kiện để giúp đỡ, hãy kêu gọi sự giúp sức của những người bên cạnh, lực lượng chức năng" - LS Nguyễn Trí Tú
Tuy nhiên trong thực tế, việc xử lý người phạm tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng còn nhiều khó khăn bởi lẽ phải xem xét cẩn trọng các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi không cứu giúp và hậu quả chết người.
Người có hành động không cứu giúp người khác trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng phải nhận thức được tình trạng nguy hiểm của nạn nhân thì mới phạm tội này. Nếu người đó nhận thức nạn nhân chưa phải trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng hoặc hoàn cảnh khách quan thể hiện điều đó nhưng hậu quả nạn nhân vẫn chết thì không phạm tội.
Vườn tiêu của ông Vũ Văn Hiệu, ở thôn Thuận Hưng, xã Thuận Hạnh, huyện Đăk Song thường xuyên đón tiếp nhiều khách đến tham quan, tìm hiểu gần đây khi trong vườn xuất hiện giống tiêu “lạ” cho năng suất rất cao. Theo đó, cả vườn tiêu 300 trụ đã 3 năm tuổi thì có khoảng 10 trụ “đột biến” cho trái...