Lại tái diễn thương lái Trung Quốc mua rễ, gốc hồ tiêu

Thứ ba - 20/05/2014 20:44

Đất Hiếm

Đất Hiếm
Những ngày qua, người trồng hồ tiêu ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), thủ phủ hồ tiêu của cả nước, xôn xao việc thương lái nước ngoài thông qua tiểu thương trên địa bàn lùng mua rễ và gốc cây hồ tiêu. Không rõ việc thu mua này nhằm mục đích gì.../ Nghi án thu mua rễ, gốc tiêu để phá hoại kinh tế?
Lại tái diễn thương lái Trung Quốc mua rễ, gốc hồ tiêu
Thời gian qua, ông Mai Xuân Dũng (thôn 4, xã Ia Blang, Chư Sê, Gia Lai) tổ chức “gom” rễ và gốc hồ tiêu bán cho thương lái
 

Từ cuối tháng 4/2014, người dân xã Ia Blang (huyện Chư Sê) truyền tai nhau thông tin thương lái Trung Quốc mua gốc và rễ hồ tiêu sống với giá cao.

Sự việc này khiến người trồng hồ tiêu vô cùng hoang mang. Điều đáng nói, đây không phải lần đầu tiên tình trạng này diễn trên địa bàn huyện Chư Sê. Lần trước (năm 2012) họ mua rễ, gốc hồ tiêu khô, lần này chỉ mua rễ, gốc cây tiêu sống. 

Ghi nhận của phóng viên, cho đến thời điểm trung tuần tháng 5, người trồng tiêu ở xã Ia Blang và các xã trọng điểm ở huyện Chư Sê cũng không hiểu thương lái mua gốc, rễ hồ tiêu về để làm gì.

Bà Văn Thị Gái, một người dân ở thôn 4 (xã Ia Blang) lo lắng: “Không hiểu người ta thu mua rễ hồ tiêu để làm gì, nhưng việc này rõ ràng đã gây hệ lụy không tốt cho người trồng tiêu chúng tôi.

Với người nông dân, không ai dại gì phá bỏ cả cây hồ tiêu chỉ để lấy gốc và rễ bán, trong thời điểm giá đạt mức rất cao - 150.000 đ/kg như lúc này. Chỉ sợ một số kẻ xấu lợi dụng việc này chặt trộm cây để lấy gốc và rễ, gây ảnh hưởng đến vườn tiêu của bà con”.

Không như năm trước, năm 2014 này, thương lái chỉ thu mua rễ cây tiêu sống. Ông Mai Xuân Dũng, tiểu thương thu gom rễ hồ tiêu ở xã Ia Blang cho biết: “Người ta mua chỉ mua rễ sống, không tróc da, còn rễ chết người ta không mua. Theo nhận xét của tôi thì tiêu chết rồi là không còn chất gì nữa”.

22-52-00_nh-11jpg
Ông Mai Xuân Dũng chỉ thu mua rễ tiêu sống

Ngày 15/5, Công an huyện Chư Sê cho biết, vừa có công văn đề nghị Công an tỉnh Gia Lai chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ phối hợp với Công an TP Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) làm rõ vụ việc, nguyên nhân, cách thức mua bán, trong đó tập trung làm rõ số đối tượng làm đầu mối thu mua, lý do thu mua rễ và
gốc hồ tiêu. 

Mặc dù là người trực tiếp đứng ra thu mua rễ cây hồ tiêu từ các hộ dân nhưng ông Dũng vẫn không biết thực chất mục đích việc thu mua để làm gì, mà chỉ biết mang máng là người ta mua về để làm thuốc... Hiện tại, ông Dũng cũng đã báo cáo sự việc này cho chính quyền và công an xã Ia Blang.

Việc tái diễn tình trạng thương lái người Trung Quốc thu mua gốc và rễ cây hồ tiêu đã làm người trồng tiêu ở Chư Sê hoang mang và rộ lên nhiều nghi vấn về những tiêu cực ẩn chứa phía sau. 

“Trước mắt chưa hiểu mục đích như thế nào nên chúng tôi đã khuyên bà con nên tỉnh táo, đừng tham gia vào việc mua bán vì “lợi bất cập hại”, bởi việc đào bới gốc, rễ sẽ ảnh hưởng đến cây”, ông Lê Sỹ Quý, Phó phòng phụ trách Phòng NN-PTNT huyện Chư Sê kiêm Phó Chủ tịch Hiệp hội hồ tiêu Chư Sê, cho biết.

Trước tình trạng này, UBND huyện Chư Sê đã có văn bản yêu cầu các xã, thị trấn cũng như công an và các ngành chức năng vào cuộc ngăn chặn việc thu mua gốc, rễ cây hồ tiêu, tránh gây phức tạp tình hình an ninh trật tự cũng như ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trên địa bàn.

22-52-00_nh-10jpg
Thương lái Trung Quốc đã và đang “nhòm ngó” các vườn tiêu ở “thủ phủ hồ tiêu” Chư Sê

Ngoài ra, ngành NN-PTNT tỉnh Gia Lai cũng rất thận trọng và cảnh giác trước việc thương lái người Trung Quốc thu mua gốc và rễ cây hồ tiêu còn sống.

Ông Bùi Sỹ Nguyên, Chánh Văn phòng UBND huyện Chư Sê cho biết: “Đúng là thời gian qua trên địa bàn huyện có diễn ra tình trạng thương lái thu mua gốc rễ hồ tiêu, tuy nhiên mức độ đang còn rải rác. Tuy vậy, chúng tôi đã chỉ đạo UBND xã Ia Blang và các cơ quan chức năng ngăn chặn kịp thời, không để sự việc ngoài tầm kiểm soát.

Qua đó, UBND xã Ia Blang và công an xã đã quản lý ngay hộ thu mua, xác định những địa bàn đang diễn ra việc thu mua để kịp thời vận động, tuyên truyền cho bà con hiểu tác hại của việc đào bới gốc, rễ hồ tiêu đem bán, nếu có người lạ đến thu mua phải báo ngay cho chính quyền địa phương để kịp thời xử lý”.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

GIỚI THIỆU Đắk Lắk

Năm 2019, Đắk Lắk là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 10 về số dân, xếp thứ 22 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 41 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 37 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1,87 người dân[3], số liệu kinh tế -...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây