Theo đó, từ ngày 10-3 đến ngày 13-3, toàn tỉnh có 700 hecta cà phê bị chết hoặc có dấu hiệu ngừng sinh trưởng. Diện tích cà phê chết tập trung trên địa bàn huyện Lạc Dương, nơi có khoảng 3.500 hecta cà phê.
Theo Sở NN&PTNT, khoảng 200 hecta cà phê dưới 3 năm tuổi xác định phải nhổ bỏ do không có khả năng phục hồi.
Diện tích cà phê còn lại từ 3-5 tuổi ít có khả năng phục hồi phải dùng các biện pháp kỹ thuật như cắt cành, tỉ lá để cây đâm chồi mới hoặc ghép cành…
Tuy nhiên, nếu phục hồi được thì số cà phê bị ảnh hưởng bởi sương muối cũng không thể kết trái trong hai vụ tiếp theo làm sản lượng cà phê của tỉnh Lâm Đồng giảm khoảng 4.200 tấn.
Ông Lại Thế Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng, cho biết cà phê chết nhanh do tác động kép của sương muối và biên độ thay đổi nhiệt độ quá lớn trong ngày (16 đến 20 0C).
Để cứu lượng cà phê có thể chết trong thời gian tới, chỉ có cách tưới nước rửa sương muối khỏi lá khi trời chưa nắng gắt. Tuy nhiên, rất khó để thực hiện vì các khu vực bị ảnh hưởng sương muối đang bị hạn.
Ông Phạm Triều, Phó chủ tịch UBND huyện Lạc Dương, cho biết sẽ hỗ trợ nông dân về cây giống và phân bón để trồng mới diện tích cà phê bị chết.
Đồng thời hỗ trợ giống các loại cây ngắn ngày trồng xen canh trong quá trình phục hồi diện tích cà phê bị hư hại nhằm giúp nông dân ổn định cuộc sống.
Hiện Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng đang kiến nghị các ngân ngân hàng giãn nợ cho những nông dân vay vốn canh tác cà phê.
Nguồn tin: tuoitre.vn
Năm 2019, Đắk Lắk là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 10 về số dân, xếp thứ 22 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 41 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 37 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1,87 người dân[3], số liệu kinh tế -...