Thuốc BVTV gây bùng phát sâu đục trái

Thứ hai - 09/04/2012 08:09

Minh họa

Minh họa
Sâu đục trái đã xuất hiện và gây hại nặng nề trên nhiều vườn cây có múi tại Tiền Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Cần Thơ; đặc biệt là Hậu Giang.

GS.TS Nguyễn Thị Thu Cúc, Trường ĐH Cần Thơ cho biết: Ở nước ta, trước đây loài sâu này đã được ghi nhận xuất hiện lẻ tẻ trên một số vườn bưởi thuộc tỉnh Khánh Hòa và hoàn toàn không ghi nhận sự hiện diện của loài này tại vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, đến giữa tháng 10/2011, sâu đục trái đã được phát hiện đồng loạt trên nhiều vườn tại nhiều tỉnh ĐBSCL... và ngày càng bùng phát mạnh.

Theo bà Cúc, chỉ tính riêng ở huyện Châu Thành (Hậu Giang), trong tổng số 1.653 ha bưởi thì có đến 1.600 ha bị sâu đục trái tấn công, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng trái bưởi; trong đó 400 ha bị thiệt hại từ 40- 60%. Không riêng gì ở nước ta mà loài sâu gây hại đã từng xuất hiện trên nhiều vùng cây ăn quả ở Châu Á như Indonesia, Philippines, Thái Lan và Malayxia. Tại Malayxia, sâu đã được ghi nhận như là loài gây hại chính yếu trên các loại cây có múi (bưởi, cam, quýt, chanh...).

 

Sâu đục trái bưởi

"Tùy theo lượng sâu gây hại bên trong trái mà trái bị hủy hoại nhanh hay chậm. Khi bị gây hại nặng, trong 1 trái có từ 6- 10 con sâu. Sự xâm nhập của sâu vào quả thường gây ra hiện tượng xì mủ trên quả. Chất mủ này thường kết dính với các chất thải ra từ các lỗ đục, nên trong quả rất dơ. Sâu tấn công trái khi trái còn rất nhỏ, có đường kính trái khoảng 5 cm, cho đến khi trái lớn và thu hoạch. Tại ĐBSCL, sâu được ghi nhận gây hại trên bưởi, cam và quýt, nhưng nặng nhất trên bưởi. Cả hai giống bưởi hiện trồng phổ biến hiện nay như bưởi Năm Roi, da xanh đều bị sâu này gây hại", bà Cúc cho biết thêm.

Ths. Lê Quốc Điền, Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam cho rằng, trước khi tìm ra phương pháp phòng trị cần biết nguyên nhân chính gây bộc phát sâu đục quả bưởi gần đây ở ĐBSCL. Kết quả điều tra cho thấy, sâu đục vỏ trái hầu như chỉ xuất hiện trên những vườn có sử dụng nhiều thuốc BVTV; đặc biệt là thuốc trừ sâu. Còn những vườn ít sử dụng thuốc trừ sâu và vườn có nuôi kiến vàng, sâu đục trái không hiện diện hoặc chỉ xuất hiện lẻ tẻ, không đáng kể.

 

Trung tâm Chuyển giao tiến bộ KH- KT (Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam) đã thảo luận hướng hợp tác với chuyên gia Dr. Ichinose (JIRCAS) để nghiên cứu sử dụng pheromone phòng trừ sâu đục quả trên diện rộng. Ngoài pheromone cũng cần nghiên cứu sử dụng chất xua đuổi thành trùng và các chất hấp dẫn thành trùng đến đẻ trứng.

Cũng theo ông Điền, việc lạm dụng thuốc trừ sâu là một trong những nguyên nhân chính gây ra sự bùng phát mạnh loại sâu này. Do vậy nhà vườn cần hiểu và ứng dụng các biện pháp quản lý tổng hợp và phòng trừ loại sâu này. Cụ thể:

- Thường xuyên loại bỏ toàn bộ trái bị nhiễm trong vườn (trên cây và đã rụng xuống đất). Chôn sâu ít nhất 30 cm dưới mặt đất để diệt sâu còn hiện diện trong trái. 

 

Triệu chứng gây hại của sâu đục trái

- Bao trái ngay khi trái còn nhỏ, độ 1- 1,5 tháng tuổi. Một tuần sau khi bao, cần mở bao để kiểm tra lại để quan sát sự hiện diện của các vết thải trên vỏ trái. Nếu không có các vết thải, có nghĩa là trái hoàn toàn không bị nhiễm. Những vườn đang bị nhiễm bệnh, trái đã phát triển hoặc gần thu hoạch, cũng cần bao những trái chưa bị nhiễm; vì ngay cả vào giai đoạn trái thu hoạch cũng có thể nhiễm sâu đục quả.

- Về biện pháp lâu dài, trong phòng trừ sinh học, thiên địch giữ vai trò rất quan trọng, khống chế sự bộc phát của sâu đục trái bưởi. Kết quả khảo sát vừa qua tại một số vùng thuộc ĐBSCL đã phát hiện một loài ong mắt đỏ (Trichogramma) ký sinh trứng của sâu đục vỏ bưởi. Trong một trứng của sâu đục trái bưởi có từ 4- 6 ong ký sinh, tuy nhiên tỷ lệ trứng bị ký sinh rất thấp, trên vườn thường xuyên sử dụng thuốc trừ sâu.

Điều này cho thấy việc nghiên cứu sử dụng thiên địch để phòng trừ sâu đục quả hiệu quả. Song song đó là biện pháp sử dụng pheromone để hấp dẫn thành trùng. Đây được coi là một chiến lược rất quan trọng cần nghiên cứu để sử dụng trong quy trình IPM phòng trừ sâu đục quả.
Theo Báo Nông Nghiệp

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

GIỚI THIỆU Đắk Lắk

Năm 2019, Đắk Lắk là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 10 về số dân, xếp thứ 22 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 41 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 37 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1,87 người dân[3], số liệu kinh tế -...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây