Uống phân bón "Kinh nhỉ"

Thứ ba - 06/10/2015 21:57

Minh họa

Minh họa
GS Lân Dũng cho rằng, phân bón lá đều có NPK mà chất này không uống được nên việc ông Tổng giám đốc đa cấp uống phân bón như vậy là “vớ vẩn”.
Uống phân bón: Không có ai làm vậy cả

Nhằm chứng minh phân bón của công ty mình sạch, ông Nguyễn Văn Tâm, Tổng giám đốc Công ty cổ phần kết nối sản xuất thương mại dịch vụ phân bón Rồng Vàng Đất Việt DC (RVĐV) đã hòa phân bón vào nước để… uống.

Trao đổi với chúng tôi, GS Nguyễn Lân Dũng, chuyên gia hàng đầu về nông nghiệp cho rằng, người không phải là cây nên việc uống phân bón như vậy có thể không ảnh hưởng đến người nhưng có tốt cho cây hay không thì lại là chuyện khác.

“Ở đây, thành phần của phân bón đó là gì mới quan trọng, không phải là người uống không sao mà tốt cho cây.

Cần phải xem, phân bón đó đã được cơ quan nào kiểm nghiệm, có chứng nhận, giấy phép của Bộ Nông nghiệp và PTNT chưa còn việc uống ở đây chẳng có nghĩa lý gì cả”, GS Dũng nói.

Cũng theo GS, phân bón có 2 loại, trong đó, một loại là nguyên tố như NPK thì không thể uống được còn loại như các enzim… thì có thể uống, tuy nhiên, không có tác dụng gì với cây cả.

Đồng thời, khi chúng tôi đặt câu hỏi về việc ông đã chứng kiến ai hòa phân bón vào nước uống để chứng minh cho việc sạch, an toàn chưa? GS Dũng khẳng định, việc uống phân bón lá như vậy là “vớ vẩn” và không có ai làm như vậy cả.

“Không, đây là chuyện vớ vẩn. Phân bón lá đều có NPK mà chất này không uống được còn nếu là ceamin thì có thể uống nhưng sản xuất rất đắt và không dễ dàng.

Còn không ai thử phân bón bằng cách uống cả”, GS Dũng nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Văn Tâm (người cầm cốc nước hòa từ chai phân bón). Ảnh cắt từ video.

Đồng quan điểm đó, trao đổi với chúng tôi, TS Vật lý Nguyễn Văn Khải cũng cho rằng:

“Dù là phân bón sinh học nhưng đều có các chất hóa học như Kali, Phốt – pho, Ni – tơ… thậm chí cần canxi, ma – giê, kẽm… Với các chất hóa học đó thì cũng không thể uống được, cho dù là uống thử.

Thực tế, đều có khuyến cáo là phải để xa tầm tay trẻ em. Còn việc ở đây mà có người pha thử phân bón ra uống thì đúng là có vấn đề”.

“Đến đây tôi dạy cho cách làm quảng cáo”

TS Khải cũng bày tỏ, đối với phân bón thì người dân sẽ chọn xem loại phân nào phù hợp với cây nào còn chuyện uống thử phân bón ở đây chỉ là vớ vẩn.

“Cái cần của phân bón là các thành phần hóa học trong đó và cần phải công bố các danh định. Đáng lý ra là ở đây, ông ta nên công bố các thành phần hóa học và mang đến viện nào đó để kiểm tra xem có đúng không.

Sau đó, xem những thành phần đó có phù hợp với cây trồng hay không. Còn không ai uống cả, đây là chuyện vớ vẩn và tôi không tin được. Cái cần mà không nói lại đi nói cái không cần”, TS Khải bày tỏ.

TS Khải cũng nhấn mạnh, nếu ông Tổng giám đốc đa cấp này thử phân bón bằng cách uống như vậy thì người dân không nên mua loại phân bón này, bởi nó sẽ khó có tác dụng cho cây trồng.

“Ở đây, chai phân là chai của ông Tổng giám đốc đa cấp này mang đến nên đâu ai biết đó là chai gì và không loại trừ đây có thể chỉ là bột pha màu thì sao?

Còn nếu như ông Tổng giám đốc đa cấp này dám mang chai phân bón đến chỗ tôi kiểm định về các chất hóa học rồi pha ra uống thì lúc đó mới có thể tin tưởng được.

Nhưng rõ ràng, nếu mà quảng cáo phân bón như ông này thì chẳng biết gì cả và cần thiết thì có thể đến đây, tôi dạy lại cho cách làm quảng cáo”, TS Khải nêu ý kiến.

Trước đó, trên một số trang mạng đang lan truyền đoạn video ghi lại cảnh ông Nguyễn Văn Tâm, Tổng giám đốc Công ty cổ phần kết nối sản xuất thương mại dịch vụ phân bón Rồng Vàng Đất Việt DC (RVĐV) biểu diễn màn hòa phân bón vào nước để… uống.

Trong đoạn video này, ông Tâm cho biết, trong suốt 3 năm đi thị trường, ông đều uống phân bón theo kiểu này…

Ông Tâm cũng cho rằng, muốn biết có sạch hay không thì cây có rệp, sâu… tốt hay không thì cứ phun vào đánh giá.

(Theo Trí Thức Trẻ)

 Từ khóa: phân bón, uống

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

GIỚI THIỆU Đắk Lắk

Năm 2019, Đắk Lắk là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 10 về số dân, xếp thứ 22 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 41 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 37 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1,87 người dân[3], số liệu kinh tế -...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây