CÔNG TY CP TM MINH PHÁT GROUP Giấy Phép Hoạt Động Số: 6001 072 720 397 Phan Bội Châu, P. Thành Nhất , Tp Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk. ĐT: 02623.81.22.33 - 02626.55.6666 - 0948.53.56.59 Emial:mr.thanh.1977@gmail.com
KHÓA ĐÀO TẠO CÁN BỘ KỸ THUẬT HIỆN TRƯỜNG
SẢN XUẤT CÀ PHÊ VỐI BỀN VỮNG
SÂU BỆNH HẠI CÀ PHÊ
VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
ThS. Đào Thị Lan Hoa
ThS. Phạm Công Trí
2. NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG THUỐC PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI Phải áp dụng nguyên tắc "Bốn đúng" trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV): đúng thuốc, đúng liều lượng, nồng độ, đúng lúc và đúng cách. * Đúng thuốc: khi sử dụng thuốc phải biết thuốc sử dụng cho dịch hại nào: sâu, bệnh hay cỏ dại. Thuốc phải sử dụng đúng đối tượng dịch hại đã đăng ký trong danh mục thuốc hàng năm. Không nên sử dụng cùng một loại thuốc trong suốt vụ hoặc từ năm này qua năm khác. Nên ưu tiên mua loại thuốc ít độc nhất, có tác động chọn lọc (có hiệu lực trừ dịch hại cao nhưng tương đối ít độc với sinh vật có ích), có thời gian cách ly ngắn nhất, * Đúng liều: Sử dụng nồng độ, liều lượng được hướng dẫn trên nhãn thuốc để đảm bảo độ an toàn cho nông sản, môi trường. * Đúng lúc: Cần biết quy luật phát sinh, phát triển của dịch hại để xác định đúng thời điểm cần phun thuốc để dịch hại dễ bị tiêu diệt nhất. Không phun quá sớm hoặc quá muộn. Tránh phun khi điều kiện thời tiết không thuận lợi như mưa, gió nhiều, nhiệt độ quá cao… Tùy loại thuốc mà ngừng sử dụng trước khi thu hoạch một thời gian nhất định. * Đúng cách: Thuốc BVTV có nhiều dạng nhưng đều thuộc 2 dạng chính: dạng pha với nước hoặc rải vào đất. Tùy thuộc vào vị trí gây hại của dịch hại mà xử lý cho thích hợp để đem lại hiệu quả phòng trừ cao. Không tự ý hỗn hợp nhiều loại thuốc BVTV với nhau để phun. Khi hỗn hợp 2 hay nhiều loại thuốc BVTV nếu không đúng sẽ giảm hiệu lực phòng trừ dịch hại, có thể gây cháy lá cây, hoặc gây độc cho người sử dụng. Do vậy chỉ thực hiện việc hỗn hợp nếu như điều đó có hướng dẫn trên nhãn thuốc hoặc trong các tài liệu kỹ thuật dùng thuốc BVTV. 3. SÂU HẠI CHÍNH CÀ PHÊ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ 3.1. Rệp sáp hại quả * Đặc điểm hình thái Rệp sáp gây hại quả trên đồng ruộng có rất nhiều loài, trong đó có hai loài chính là rệp sáp mềm tua ngắn Planococcus kraunhiae Kwana và rệp sáp hai đuôi Ferrisia virgata Cockerell. Rệp sáp được bao phủ một lớp sáp màu trắng. * Triệu chứng, tác hại Rệp sáp gây hại quả bằng cách chích hút nhựa quả cà phê, làm quả non không phát triển, trường hợp nặng làm quả rụng, khô héo, thậm chí làm cành khô, cây chết. Khi rệp sáp gây hại nặng thường xuất hiện lớp nấm muội đen bao phủ quả, lá và cành, làm giảm khả năng quang hợp của cây. * Biện pháp phòng trừ + Cắt tỉa cành, tạo hình cây cà phê thông thoáng. + Làm sạch cỏ dại trong bồn. + Chăm sóc để cây cà phê phát triển tốt, hạn chế sự gây hại của rệp sáp. 2. NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG THUỐC PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI Phải áp dụng nguyên tắc "Bốn đúng" trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV): đúng thuốc, đúng liều lượng, nồng độ, đúng lúc và đúng cách. * Đúng thuốc: khi sử dụng thuốc phải biết thuốc sử dụng cho dịch hại nào: sâu, bệnh hay cỏ dại. Thuốc phải sử dụng đúng đối tượng dịch hại đã đăng ký trong danh mục thuốc hàng năm. Không nên sử dụng cùng một loại thuốc trong suốt vụ hoặc từ năm này qua năm khác. Nên ưu tiên mua loại thuốc ít độc nhất, có tác động chọn lọc (có hiệu lực trừ dịch hại cao nhưng tương đối ít độc với sinh vật có ích), có thời gian cách ly ngắn nhất, * Đúng liều: Sử dụng nồng độ, liều lượng được hướng dẫn trên nhãn thuốc để đảm bảo độ an toàn cho nông sản, môi trường. * Đúng lúc: Cần biết quy luật phát sinh, phát triển của dịch hại để xác định đúng thời điểm cần phun thuốc để dịch hại dễ bị tiêu diệt nhất. Không phun quá sớm hoặc quá muộn. Tránh phun khi điều kiện thời tiết không thuận lợi như mưa, gió nhiều, nhiệt độ quá cao… Tùy loại thuốc mà ngừng sử dụng trước khi thu hoạch một thời gian nhất định. * Đúng cách: Thuốc BVTV có nhiều dạng nhưng đều thuộc 2 dạng chính: dạng pha với nước hoặc rải vào đất. Tùy thuộc vào vị trí gây hại của dịch hại mà xử lý cho thích hợp để đem lại hiệu quả phòng trừ cao. Không tự ý hỗn hợp nhiều loại thuốc BVTV với nhau để phun. Khi hỗn hợp 2 hay nhiều loại thuốc BVTV nếu không đúng sẽ giảm hiệu lực phòng trừ dịch hại, có thể gây cháy lá cây, hoặc gây độc cho người sử dụng. Do vậy chỉ thực hiện việc hỗn hợp nếu như điều đó có muội đen bao phủ quả, lá và cành, làm giảm khả năng quang hợp của cây. Biện pháp phòng trừ hướng dẫn trên nhãn thuốc hoặc trong các tài liệu kỹ thuật dùng thuốc BVTV. 3. SÂU HẠI CHÍNH CÀ PHÊ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ 3.1. Rệp sáp hại quả * Đặc điểm hình thái Rệp sáp gây hại quả trên đồng ruộng có rất nhiều loài, trong đó có hai loài chính là rệp sáp mềm tua ngắn Planococcus kraunhiae Kwana và rệp sáp hai đuôi Ferrisia virgata Cockerell. Rệp sáp được bao phủ một lớp sáp màu trắng. * Triệu chứng, tác hại Rệp sáp gây hại quả bằng cách chích hút nhựa quả cà phê, làm quả non không phát triển, trường hợp nặng làm quả rụng, khô héo, thậm chí làm cành khô, cây chết. Khi rệp sáp gây hại nặng thường xuất hiện lớp nấm muội đen bao phủ quả, lá và cành, làm giảm khả năng quang hợp của cây. * Biện pháp phòng trừ + Cắt tỉa cành, tạo hình cây cà phê thông thoáng. + Làm sạch cỏ dại trong bồn. + Chăm sóc để cây cà phê phát triển tốt, hạn chế sự gây hại của rệp sáp. + Bảo vệ các loài thiên địch: bọ rùa đỏ (Rolodia sp.), bọ rùa nhỏ (Scymnus sp.), bọ mắt vàng (Chrysopa sp.), nhện bắt mồi và ăn thịt côn trùng... + Thường xuyên kiểm tra vườn cây, đặc biệt vào các tháng mùa khô để phát hiện sớm và có biện pháp xử lý kịp thời. + Khi rệp mới xuất hiện với tỷ lệ cành bị hại còn thấp có thể cắt bỏ các cành bị rệp, thu gom và đưa ra ngoài vườn để tiêu hủy. + Đối với vùng thường xuyên bị rệp hại, sau khi thu hoạch tiến hành cắt cành và kiểm tra mật độ rệp sáp hại quả để tiến hành phòng trừ kịp thời. Khi thấy khoảng 10 % số chùm quả trên cây có rệp thì tiến hành phun thuốc. Để thuốc có hiệu quả cao nên dùng máy bơm cao áp xịt mạnh nước vào chùm quả có rệp để rửa trôi lớp sáp bao phủ trên cơ thể rệp, sau đó mới tiến hành phun thuốc kỹ vào chùm quả để thuốc ngấm vào thì hiệu quả phòng trừ rệp sáp sẽ cao hơn. + Tùy thuộc vào việc có tham gia cà phê có chứng nhận hay không để lựa chọn loại thuốc được phép sử dụng có trong danh mục thuốc được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định hàng năm. - Không sản xuất cà phê chứng nhận: Sử dụng một trong các thuốc sau: Chlopyrifos Ethyl (Anboom 40 EC, Mapy 48 EC); Chlorpyrifos ethyl + Imidacloprid (Fidur 220 EC); Imidacloprid (Admire 200 OD, Confidor 100 SL, T-email 70 WG); Profenofos (Selecron 500 EC); Cypemethrin + Profenofos (Polytrin P 440 EC); Spirotetramat (Movento 150 OD),… - Sản xuất cà phê chứng nhận UTZ, RA: Sử dụng một trong các thuốc sau: Chlopyrifos Ethyl (Anboom 40 EC, Mapy 48 EC); Chlorpyrifos ethyl + Imidacloprid (Fidur 220 EC); Imidacloprid (Admire 200 OD, Confidor 100 SL, T-email 70 WG); Profenofos (Selecron 500 EC); Cypemethrin + Profenofos (Polytrin P 440 EC); Spirotetramat (Movento 150 OD),… - Sản xuất cà phê chứng nhận 4 C: Sử dụng một trong các loại thuốc sau Chlopyrifos Ethyl (Anboom 40 EC, Mapy 48 EC); Spirotetramat (Movento 150 OD)… + Kiểm tra, đánh dấu cây có rệp ở ngưỡng cần phun, phun kỹ vào các chùm quả sao cho thuốc có thể tiếp xúc được rệp. + Nồng độ theo hướng dẫn trên nhãn thuốc. Phun thuốc 2-3 lần cách nhau 7-10 ngày 3.2. Rệp sáp hại rễ * Đặc điểm hình thái Rệp sáp hại rễ là loài Planococcus lilacinus. Rệp sáp hại rễ có thân hình dày hơn rệp sáp hại quả và phồng lên như hình bán cầu. * Triệu chứng, tác hại Cây cà phê bị rệp sáp hại rễ sinh trưởng và phát triển kém, gây hại nặng làm lá vàng, rụng, cây chết. Khi gặp điều kiện thuận lợi, rệp sáp rễ sẽ kết hợp với nấm Bornetina corium tạo thành lớp màu trắng (măng xông) bao quanh rễ cây làm cho rễ nhanh chóng bị hủy hoại. Rệp chích hút nhựa rễ cây đã tạo ra những vết thương trên rễ, tạo điều kiện cho các nấm gây hại dễ dàng xâm nhập và gây bệnh thối rễ. * Biện pháp phòng trừ + Tạo hình, tỉa cành để cây cà phê thông thoáng. + Làm sạch cỏ dại trong bồn để hạn chế sự gây hại của rệp sáp. + Thường xuyên kiểm tra vườn cây để phát hiện rệp sớm và phòng trừ kịp thời. + Phòng trừ bằng thuốc hóa học chỉ áp dụng khi mật độ rệp sáp trên 100 con/gốc. Các loại thuốc có thể thay đổi hàng năm, sử dụng thuốc trong danh mục hàng năm. Sử dụng một trong các loại thuốc sau để tưới vào gốc và xung quanh phần rễ cây - Không sản xuất cà phê chứng nhận: Sử dụng một trong các thuốc sau: Chlopyrifos Ethyl (Nycap 15 GR, Anboom 40 EC, Mapy 48 EC); Chlorpyrifos ethyl + Imidacloprid (Fidur 220 EC); Diazinon (Diaphos 10 GR, Diazan 10 GR); Dimethoat (Bian 40 EC); Fenitrothion + Trichlorfon (Ofatox 400 EC); Fenitrothion + Fenoburcarb (Subatox 75 EC); Imidacloprid (Admire 200 OD, Confidor 100 SL, T-email 70 WG); Profenofos (Selecron 500 EC); Cypemethrin + Profenofos (Polytrin P 440 EC); Spirotetramat (Movento 150 OD),… - Sản xuất cà phê chứng nhận UTZ, RA: Sử dụng một trong các thuốc sau: Chlopyrifos Ethyl (Anboom 40 EC, Mapy 48 EC, Nycap 15 GR); Chlorpyrifos ethyl + Imidacloprid (Fidur 220 EC); Diazinon (Diaphos 10 GR, Diazan 10 GR); Dimethoat (Bian 40 EC); Fenitrothion + Trichlorfon (Ofatox 400 EC); Fenitrothion + Fenoburcarb (Subatox 75 EC); Imidacloprid (Admire 200 OD, Confidor 100 SL, T-email 70 WG); Profenofos (Selecron 500 EC); Cypemethrin + Profenofos (Polytrin P 440 EC); Spirotetramat (Movento 150 OD),… - Sản xuất cà phê chứng nhận 4 C: Sử dụng một trong các loại thuốc sau Chlopyrifos Ethyl (Anboom 40 EC, Mapy 48 EC, Nycap 15 GR); Spirotetramat (Movento 150 OD),… + Đào bỏ, thu gom và đưa ra ngoài vườn tiêu đối với các cây cà phê bị rệp sáp hại rễ gây hại nặng: rễ đã bị măng sông, cây bị vàng lá nặng. 3.3. Rệp vảy xanh * Đặc điểm hình thái Rệp vảy xanh (rệp xanh, rệp xanh mình mềm) tên khoa học là Coccus viridis Green. Rệp có hình chữ nhật góc lượn tròn, có màu vàng xanh, mình dẹt và mềm. Rệp cái trưởng thành không có cánh và chân không phát triển, trong khi rệp non có chân khá phát triển. * Triệu chứng, tác hại Rệp vảy xanh chích hút chồi non, quả non, chồi vượt, lá non,… làm cho các bộ phận này phát triển kém. Trên cà phê kiến thiết cơ bản, nếu bị rệp gây hại nặng, cây sinh trưởng còi cọc và có thể chết. Giai đoạn kiến thiết cơ bản rệp thường gây hại nặng hơn giai đoạn kinh doanh. Trong năm rệp thường gây hại nặng vào các tháng mùa khô và đầu mùa mưa. Rệp tiết ra chất mật ngọt tạo điều kiện cho các nấm muội đen (Capnodium spp.) phát triển làm cản trở quá trình quang hợp của cây. * Biện pháp phòng trừ + Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ xung quanh cây. Tạo hình, tỉa cành thông thoáng, đánh chồi vượt thường xuyên, cắt bỏ các cành nhánh mọc sát đất. + Bảo vệ và tạo điều kiện để thiên địch và các loài nấm ký sinh rệp sáp phát triển: bọ rùa đỏ (Chilocorus politus), nấm Beuaveria sp. + Kiểm tra vườn cây thường xuyên để phát hiện rệp và phòng trừ kịp thời, hợp lý. + Biện pháp hóa học: Chỉ khi rất cần thiết và phun những cây có rệp gây hại. Tùy thuộc vào việc có tham gia cà phê có chứng nhận hay không để lựa chọn loại thuốc được phép sử dụng có trong danh mục thuốc được Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định. - Không sản xuất cà phê chứng nhận: Sử dụng một trong các thuốc sau Rotenone (Dibaroten 5 WP, 5 SL, 5 GR), Rotenone + Saponin (Dibonin 5 WP, 5 SL, 5 GR), Saponozit + Saponin acid (TP - Thần Điền 78 SL)… - Sản xuất cà phê chứng nhận UTZ, RA: Sử dụng một trong các thuốc sau Rotenone (Dibaroten 5 WP, 5 SL, 5 GR), Rotenone + Saponin (Dibonin 5 WP, 5 SL, 5 GR), Saponozit + Saponin acid (TP - Thần Điền 78 SL)… - Sản xuất cà phê chứng nhận 4 C: Sử dụng một trong các loại thuốc sau Saponozit + Saponin acid (TP - Thần Điền 78 SL),… Chú ý phun kỹ, chỉ phun thuốc những cây bị rệp gây hại khi mật độ rệp cao, phun 2 lần cách nhau 7-10 ngày,… Không phun thuốc định kỳ, không phun toàn bộ diện tích. 3.4. Mọt đục quả * Đặc điểm hình thái Mọt đục quả tên khoa học là Stephanoderes hampei Ferriere (hay Hypothenemus hampei Ferrarri). Mọt trưởng thành là một loại bọ cánh cứng, có màu nâu đen hoặc đen bóng, có cánh hoặc không có cánh, kích thước bằng khoảng hạt mè. * Triệu chứng, tác hại Quả cà phê bị mọt gây hại thường có một lỗ tròn nhỏ cạnh núm quả hoặc chính giữa núm quả. Mọt thường xuất hiện khi quả cà phê vào giai đoạn xanh già, quả chín, có thể sống trong các quả khô, quả rụng, quả đang bảo quản. Mọt đục vào phần nhân hạt làm hạt có màu đen, khuyết một phần hoặc toàn bộ. Làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm. * Biện pháp phòng trừ + Thu hoạch kịp thời quả chín, quả chín bói để hạn chế sự lây lan của mọt đục quả. + Sau thu hoạch cần tận thu quả khô và quả chín còn sót lại ở trên cây và dưới đất. + Phơi khô quả và hạt trước khi bảo quản ở ẩm độ dưới 13 %. + Biện pháp hóa học: Ở vùng bị mọt đục quả phá hoại nặng nhiều năm liền có thể dùng thuốc hóa học để phun với vùng bị hại. Tùy thuộc vào việc có tham gia cà phê có chứng nhận hay không để lựa chọn loại thuốc được phép sử dụng có trong danh mục thuốc được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định hàng năm. - Không sản xuất cà phê chứng nhận: Sử dụng một trong các thuốc: Alpha - cypermethrin (Anphatox 25 EW, Anphatox 50EW, Antaphos 100 EC); Alpha-cypermethrin + Profenofos (Profast 210 EC); Buprofezin + Chlorpyrifos Ethyl (Proact 555 EC); Chlorpyrifos Ethyl + Cypermethrin (Subside 505 EC),… - Sản xuất cà phê chứng nhận UTZ, RA: Sử dụng một trong các loại thuốc sau: Buprofezin + Chlorpyrifos Ethyl (Proact 555 EC); Chlorpyrifos Ethyl + Cypermethrin (Subside 505 EC)… 3.5. Mọt đục cành * Đặc điểm hình thái Mọt đục cành có tên khoa học là Xyleborus morstatti Hagedorn. Con cái màu nâu sẫm, có cánh màng, dài 1,6-2,0 mm. Con đực có màu nâu, nhỏ hơn con cái và chỉ dài 1,0 mm, không có cánh màng nên không thể bay được. Trên mình có nhiều lông mềm màu hung. * Triệu chứng, tác hại Các cành bị mọt thường có một lỗ nhỏ bên dưới các cành tơ hay bên hông các chồi vượt, làm cành bị khô. Trường hợp gây hại nhiều trên cành cơ bản cây có thể bị chết. Những cành đường kính > 9 mm khi bị mọt, cành không bị khô nhưng về sau sẽ bị gãy do mang quả. Mọt đục cành gây hại nặng trên các vườn cà phê giai đoạn kiến thiết cơ bản, chủ yếu gây hại trên các cành cà phê tơ. Mọt đục cành thường gây hại từ tháng 9 - 10, đạt đỉnh cao vào tháng 12 và tháng 1 năm sau. * Biện pháp phòng trừ + Kiểm tra vườn thường xuyên, nhất là vào thời gian đầu mùa khô để phát hiện sớm. + Cắt cành ở vị trí cách lỗ đục ít nhất 8 cm về phía trong thân cây cà phê để thu gom toàn bộ tổ mọt đưa ra khỏi vườn và tiêu hủy kịp thời. + Biện pháp hóa học Tùy thuộc vào việc có tham gia cà phê có chứng nhận hay không để lựa chọn loại thuốc được phép sử dụng có trong danh mục thuốc được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định hàng năm - Không sản xuất cà phê chứng nhận: Sử dụng một trong các thuốc sau theo hướng dẫn trên bao bì: Chlorpyrifos Ethyl (Anboom 48 EC), Chlorpyrifos Ethyl + Cypermethrin (Subside 505 EC), Abamectin + Matrine (Amara 55EC), Buproferin + Chlorpyrifos Ethyl (Proact 555 EC), Alpha - cypermethrin + Chlorpyrifos Ethyl (Careman 40 EC). - Sản xuất cà phê chứng nhận 4 C: Sử dụng một trong các thuốc sau theo hướng dẫn trên bao bì: Abamectin + Matrine (Amara 55EC)… 4. BỆNH HẠI CHÍNH CÀ PHÊ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ 4.1. Bệnh gỷ sắt (Hemileia vastatrix Berkeley & Broome) * Triệu chứng Đầu tiên ở mặt dưới lá có những chấm nhỏ, màu vàng lợt như những giọt dầu và chỉ thấy ở mặt dưới lá. Sau đó các chấm này lớn dần và từ giữa xuất hiện những bột màu vàng cam, đó là bào tử của nấm gỷ sắt. Bào tử chuyển dần sang màu trắng từ trung tâm ra ngoài và cuối cùng vết bệnh có màu nâu như vết cháy. Các vết cháy có thể kiên kết với nhau thành các vết cháy lớn, dẫn dến việc cháy toàn bộ lá và lá rụng. Nếu bệnh nặng cây có thể rụng hết lá dẫn đến hiện tượng khô cành, sản lượng kém và chết. * Nguyên nhân, tác hại Bệnh gỷ sắt cà phê do nấm Hemileia vastatrix Berkeley & Broome gây hại. Đây là loại nấm chuyên tính chỉ ký sinh trên cà phê. Bệnh có thể xuất hiện quanh năm, nhưng thường gây hại nặng vào mùa mưa. * Biện pháp phòng trừ + Dùng giống kháng bệnh do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên cung cấp (TR4, TR5, TR6, TR7, TR8, TR9, TR11, TR13) là một biện pháp có hiệu quả cao trong việc phòng trừ bệnh gỷ sắt. Trồng mới bằng cây ghép; ghép chồi để thay thế đối với cây bị bệnh gỷ sắt nặng. + Biện pháp sinh học - Tạo điều kiện để nấm ký sinh bậc 2 Verticillium hemileiae Bouriquet (Verticillium lecanii Zimmerman) ký sinh và phát triển trên nấm gỷ sắt. - Sử dụng thuốc sinh học Trichoderma viride (Biobus 1.00 WP). + Biện pháp hóa học Các loại thuốc có thể thay đổi hàng năm. Tùy thuộc vào có tham gia các tổ chức sản xuất cà phê bền vững hay không để lựa chọn các thuốc được phép sử dụng trong danh mục: - Không sản xuất cà phê chứng nhận: Sử dụng một trong các loại thuốc hoá học như: Diniconazole (Sumi - Eight 12.5 WP, Danico 12.5 WP); Difenoconazole + Propiconazole (Map super 300 EC, Tilt Super 300 EC); Hexaconazole (Anvil 5 SC); Propiconazole (Tilt 250 EC), Tebuconazole + Trifloxystrobin (Nativo 750 WG), Tetraconazole (Domark 40 ME)… - Sản xuất cà phê chứng nhận UTZ, RA: Diniconazole (Sumi - Eight 12.5 WP, Danico 12.5 WP); Difenoconazole + Propiconazole (Map super 300 EC, Tilt Super 300 EC); Hexaconazole (Anvil 5 SC); Propiconazole (Tilt 250 EC), Tebuconazole + Trifloxystrobin (Nativo 750 WG), Tetraconazole (Domark 40 ME)… - Sản xuất cà phê chứng nhận 4 C: Sử dụng một trong các loại thuốc: Diniconazole (Sumi-eight 12.5 WP; Danico 12.5 WP)… Chỉ phun thuốc đối với các cây bị bệnh gỷ sắt gây hại. Thời điểm phun lần đầu khi cây có 10 % lá bị bệnh (thường xảy ra sau khi bắt đầu mùa mưa 2-3 tháng). Nồng độ phun theo hướng dẫn trên bao bì, phun 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 1 tháng. Chú ý phun kỹ vào dưới mặt lá, ướt đều các lá trên cây. 4.2. Bệnh thối quả (bệnh khô quả, bệnh rụng quả) * Triệu chứng + Triệu chứng trên vỏ quả: Vết bệnh có thể xuất hiện ở các vị trí khác nhau trên vỏ quả như ở giữa quả, núm quả, gần sát cuống quả. Vết bệnh đầu tiên là một chấm nhỏ có màu vàng nhạt, sau đó lan rộng ra có màu vàng nâu, vết bệnh hơi lõm xuống, phân biệt rõ giữa mô bệnh và mô khỏe. Trường hợp bị nặng, vết bệnh có thể lan khắp bề mặt quả, làm vỏ quả có màu nâu đen, quả bị rụng hoặc khô trên cây. + Triệu chứng trên cuống quả: Cuống quả bị mủn, tạo thành lớp bột màu trắng. Quả có thể rụng khi còn xanh hoặc chuyển sang màu hồng rồi mới rụng. * Nguyên nhân, tác hại Nguyên nhân gây bệnh thối quả là do nấm Colletotrichum spp.. Bệnh gây hại cả trên cà phê kiến thiết cơ bản và kinh doanh nhưng thường xuất hiện và gây hại nặng trên cà phê kinh doanh. Thời điểm gây hại nặng từ tháng 6-9. * Biện pháp phòng trừ + Trồng cây che bóng hợp lý. + Bón phân đầy đủ, cân đối dựa trên độ phì đất và năng suất vườn cây. + Cắt bỏ cành bị bệnh nặng, thu gom và tiêu hủy. + Tạo hình, tỉa cành để vườn cây thông thoáng. + Biện pháp hóa học: Các loại thuốc có thể thay đổi hàng năm. Tùy thuộc vào việc có tham gia các tổ chức sản xuất cà phê bền vững hay không để lựa chọn các loại thuốc được cho phép sử dụng trong danh mục hàng năm: - Không sản xuất cà phê chứng nhận: Sử dụng một trong các loại thuốc Azoxystrobin + Difenoconazole (Amistar top 325 SC); Carbendazim (Carbenzim 500 FL, Carban 50 SC); Copper Hydroxide (DuPontTM Kocide 53.8 WG); Difenoconazole + Propiconazole (Map super 300 EC); Propineb (Antracol 70 WP)... - Sản xuất cà phê chứng nhận UTZ, RA: Azoxystrobin + Difenoconazole (Amistar top 325 SC); Carbendazim (Carbenzim 500 FL, Carban 50 SC); Copper Hydroxide (DuPontTM Kocide 53.8 WG); Difenoconazole + Propiconazole (Map super 300 EC); Propineb (Antracol 70 WP),... - Sản xuất cà phê chứng nhận 4 C: Sử dụng một trong các loại thuốc Propineb (Antracol 70 WP); Copper Hydroxide (Champion DuPontTM Kocide 53.8 WG),… Sử dụng thuốc theo nồng độ hướng dẫn trên nhãn thuốc. Chỉ phun các cây bị bệnh. Phun thuốc 2-3 lần, khoảng cách giữa các lần phun tùy áp lực của bệnh và theo hướng dẫn của từng loại thuốc. 4.3. Bệnh nấm hồng (Corticium salmonicolor Berkeley & Broome) * Triệu chứng Trên quả hay cành xuất hiện những chấm nhỏ màu trắng giống như bụi phấn. Sau đó phát triển tạo thành một lớp phấn mỏng có màu hồng. Vết bệnh thường xuất hiện ở mặt dưới cành, cuống quả. Bệnh phát triển chạy dọc theo cành và làm cành chết khô, quả héo và rụng. * Nguyên nhân, tác hại Bệnh nấm hồng do nấm Corticium salmonicolor Berkeley & Broome gây hại. Trên cây bệnh thường các cành ở tầng giữa và tầng trên bị nặng hơn. Bệnh phát triển và lây lan nhanh trên cây làm khô cành, giảm năng suất. * Biện pháp phòng trừ: + Kiểm tra vườn đầu mùa mưa, nhất là khi mưa nắng xen kẽ để phát hiện bệnh sớm. + Cắt, đốt cành bị bệnh nấm hồng gây hại nặng.Sản xuất cà phê vối bền vững – QUẢN LÝ SÂU BỆNH HẠI Tài liệu Đào tạo cán bộ kỹ thuật hiện trường VIỆN KHKT NÔNG LÂM NGHIỆP TÂY NGUYÊN 7 Tháng 8 năm 2014 + Biện pháp sinh học: Sử dụng thuốc sinh học Trichoderma viride (Biobus 1.00 WP). + Biện pháp hóa học: Nếu bệnh xuất hiện phổ biến có thể phun thuốc. Nên phun lúc mới xuất hiện nấm màu trắng, phun theo nồng độ hướng dẫn trên nhãn thuốc, phun 2 - 3 lần cách nhau 15 ngày. Tùy thuộc vào việc có tham gia các tổ chức sản xuất cà phê bền vững hay không để lựa chọn các loại thuốc được cho phép sử dụng trong danh mục hàng năm: - Không sản xuất cà phê chứng nhận: Sử dụng một trong các loại thuốc sau: Copper Hydroxide (Champion 77 WP); Carbendazim (Arin 25 SC); Hexaconazole (Anvil 5 SC); Validamycin (Validacin 3 SL; Vivadamy 5 SL)… - Sản xuất cà phê chứng nhận UTZ, RA: Sử dụng một trong các loại thuốc Copper Hydroxide (Champion 77 WP); Carbendazim (Arin 25 SC); Hexaconazole (Anvil 5 SC); Validamycin (Validacin 3 SL; Vivadamy 5 SL)… - Sản xuất cà phê chứng nhận 4 C: Sử dụng một trong các thuốc sau: Validamycin (Validacin 3 SL; Vivadamy 5 SL)… 4.4. Bệnh vàng lá thối rễ (Tuyến trùng hại rễ) * Triệu chứng Trên đồng ruộng thường xuất hiện một vài cây hay một vùng cây sinh trưởng kém trong khi các cây xung quanh sinh trưởng tốt. Triệu chứng do tuyến trùng gây ra có thể được chia làm 2 nhóm: trên mặt đất và dưới đất. + Đối với cà phê kiến thiết cơ bản: Triệu chứng là cây bị chùn ngọn, vàng lá, cây bị nghiêng và dễ nhổ lên bằng tay. Bộ rễ tơ gần mặt đất phát triển mạnh, ở đầu rễ tơ bị u sưng hoặc thối từng đoạn. Trường hợp bị nặng thì rễ cọc và rễ ngang có thể u sưng có kích thước lớn hoặc bị thối nặng. + Đối với vườn cà phê kinh doanh: triệu chứng thể hiện rõ là cây phát triển kém, chùn đọt, vàng lá. Rễ tơ bị thối đen từ chóp rễ vào, có nhiều cây rễ rễ bị u sưng thành từng cục. Ở cây bị hại nặng, rễ lớn cũng bị thối từ lớp vỏ ngoài vào, cây không hấp thu được dinh dưỡng và chết. * Tác nhân gây bệnh Nguyên nhân gây vàng lá chính là do tuyến trùng thuộc các giống Pratylenchus, Meloidogne… và nấm gây hại chính thuộc các chi Fusarium, Rhizoctonia… Tuyến trùng Pratylenchus spp. sẽ tạo ra các vết thương trên cả rễ tơ và rễ cọc, rễ có màu nâu đen. Tuyến trùng Meloidogyne spp. tạo những nốt sưng nhỏ ở rễ, cũng có thể là những vết sưng lớn và dài dọc theo rễ. Tác hại của bệnh là làm cây phát triển kém, vàng lá, chết. Bệnh lây lan nhanh và khó phòng trừ làm ảnh hưởng đến độ đồng đều của vườn cây (giai đoạn kiến thiết cơ bản) và làm giảm năng suất. * Biện pháp phòng trừ Đối với cà phê trong vườn ươm: Không sử dụng đất có nguồn tuyến trùng để ươm cây. Đối với những vườn ươm đã sản xuất cây giống cà phê nhiều năm (> 2 năm) cần xử lý tuyến trùng trên cây con trong bầu bằng cách xử lý thuốc tuyến trùng trước sau đó xử lý thuốc trừ nấm bệnh. + Thuốc trừ tuyến trùng - Thuốc sinh học trừ tuyến trùng: Abamectin (Tervigo 020 SC); Clinoptilolite (Map Logic 90WP); Chitosan (Jolle 1SL, 40 SL, 50 WP); Cytokinin (Geno 2005 2 SL); Paecilomyces lilacinus (Palila 500 WP (5 x 109 cfu/g))… - Thuốc hóa học trừ tuyến trùng: Benfuracarb (Oncol 20 EC); Carbosulfan (Marshal 5 GR); Ethoprophos (Vimoca 10 GR)… + Thuốc trừ nấm bệnh - Thuốc sinh học trừ nấm bệnh: Chaetomium cupreum (Ketomium 1.5 x 106 cfu/g bột); Trichoderma spp. (TRICÔ-ĐHCT 108 bào tử/g); Trichoderma viride (Biobus 1.00 WP). - Thuốc hóa học trừ nấm bệnh: Copper Hydroxide (DuPontTM Kocide 53.8 WG); Cuprous Oxide (Norshield 58WP). Nồng độ xử lý theo nồng độ khuyến cáo trên bao bì. Đối với cà phê kiến thiết cơ bản và kinh doanh + Xử lý đất trước khi trồng mới: - Cày rà rễ nhiều lần, nhặt sạch các rễ cũ cà phê còn sót lại, thu gom và tiêu hủy (đối với cà phê trồng lại giai đoạn kiến thiết cơ bản). - Luân canh bằng các cây lương thực ngắn ngày hoặc cây phân xanh, đậu đỗ ít nhất trong 2 - 3 năm giai đoạn kiến thiết cơ bản). - Xử lý hố trước khi trồng: bón lót vôi (1 kg/hố), phân chuồng và phân lân. + Biện pháp canh tác: - Trồng cây che bóng tạm thời bằng muồng hoa vàng (với cà phê kiến thiết cơ bản). - Trồng và duy trì cây che bóng, đai rừng chắn gió để vườn cây có năng suất ổn định. - Bón phân vô cơ cân đối theo độ phì đất, tăng cường bón phân hữu cơ, sử dụng phân bón qua lá để cung cấp trực tiếp dinh dưỡng cho cây. - Hạn chế xới xáo để không làm tổn thương bộ rễ. - Không tưới tràn từ vườn bệnh sang vườn không bệnh. + Kiểm tra vườn cây định kỳ để phát hiện sớm cây bị bệnh và xử lý kịp thời. + Biện pháp sinh học: - Thuốc sinh học trừ tuyến trùng: Abamectin (Tervigo 020 SC); Clinoptilolite (Map Logic 90WP); Chitosan (Jolle 1SL, 40 SL, 50 WP); Cytokinin (Geno 2005 2 SL); Paecilomyces lilacinus (Palila 500 WP (5 x 109 cfu/g))… - Thuốc sinh học trừ nấm bệnh: Chaetomium cupreum (Ketomium 1.5 x 106 cfu/g bột); Trichoderma spp. (TRICÔ-ĐHCT 108 bào tử/g); Trichoderma viride (Biobus 1.00 WP). + Biện pháp hóa học: - Chỉ xử lý các cây bị bệnh nhẹ và cây xung quanh vùng bị tuyến trùng gây hại bằng một trong các thuốc trừ tuyến trùng sau đó xử lý thuốc trừ nấm bệnh. Nên xử lý thuốc 2 lần cách nhau 15 - 30 ngày để phòng và cô lập nguồn bệnh. Khi xử lý thuốc đất phải đủ độ ẩm. Các loại thuốc có thể thay đổi hàng năm. Tùy thuộc vào việc có tham gia các tổ chức sản xuất cà phê bền vững hay không để lựa chọn các loại thuốc được cho phép sử dụng trong danh mục hàng năm: - Không sản xuất cà phê chứng nhận: . Sử dụng một trong các loại thuốc trừ tuyến trùng như Benfuracarb (Oncol 20 EC); Carbosulfan (Marshal 5 GR); Ethoprophos (Vimoca 10 GR)… . Sau đó xử lý một trong các thuốc trừ nấm: Copper Hydroxide (DuPontTM Kocide 53.8 DF); Cuprous Oxide (Norshield 58WP). - Sản xuất cà phê chứng nhận UTZ, RA: . Sử dụng một trong các loại thuốc trừ tuyến trùng Benfuracarb (Oncol 20 EC); Ethoprophos (Vimoca 10 GR)… . Sau đó xử lý một trong các thuốc trừ nấm: Copper Hydroxide (DuPontTM Kocide 53.8 DF); Cuprous Oxide (Norshield 58 WP).Sản xuất cà phê vối bền vững – QUẢN LÝ SÂU BỆNH HẠI Tài liệu Đào tạo cán bộ kỹ thuật hiện trường VIỆN KHKT NÔNG LÂM NGHIỆP TÂY NGUYÊN 9 Tháng 8 năm 2014 Nồng độ sử dụng theo khuyến cáo trên nhãn thuốc. Đối với thuốc nước lượng dung dịch thuốc sử dụng trên cà phê kiến thiết cơ bản là 2 - 3 lít dung dịch/cây, cà phê kinh doanh 4 - 5 lít dung dịch/cây. Không pha chung phân bón lá vào thuốc trừ tuyến trùng và thuốc trừ nấm bệnh. Chỉ sử dụng phân bón lá sau khi cây hồi phục. Đào bỏ các cây bị bệnh nặng, thu gom và tiêu hủy. 3.5. Bệnh thối nứt thân (Fusarium spp.) * Triệu chứng Bệnh xuất hiện trên vườn kiến thiết cơ bản và kinh doanh, thường xuất hiện trên đoạn thân đã hóa gỗ. Bệnh làm nứt và thối đen lớp vỏ ngoài của thân cây. Nếu bị nặng thì lớp gỗ phía trong bị khô dẫn đến hiện tượng tắc mạch, cây thiếu nước nên héo và khô từ đầu ngọn xuống. Vết bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào của thân cây nhưng thường ở đoạn giữa và gần gốc cây. * Nguyên nhân, tác hại Bệnh nứt thân do nấm Fusarium spp. gây hại. Tác hại: làm cây sinh trưởng phát triển kém, thậm chí chết. Bệnh phát triển và lây lan nhanh ở những vườn cây không thông thoáng, ẩm thấp, khi mưa nhiều, ẩm độ không khí cao. * Biện pháp phòng trừ - Kiểm tra vườn cây thường xuyên để phát hiện bệnh sớm cây bị bệnh. - Cưa bỏ, thu gom và tiêu hủy đối với cành, cây bị bệnh nặng. - Quét thuốc lên trên mặt cành, thân bị cưa và nuôi chồi mới. - Dùng dao cạo sạch phần vỏ thân bị bệnh, sau đó quét thuốc. - Các cây xung quanh cây bệnh có thể phun 2 - 3 lần để phòng ngừa bệnh lây lan. - Tùy thuộc vào việc có tham gia cà phê có chứng nhận hay không để lựa chọn loại thuốc được phép sử dụng có trong danh mục thuốc được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định hàng năm. - Không sản xuất cà phê chứng nhận: Dùng một trong các thuốc như Copper Hydroxide (DuPontTM Kocide 53.8 DF ); Cuprous Oxide (Norshield 58WP). Nồng độ 1 %. - Sản xuất cà phê chứng nhận UTZ, RA: Sử dụng một trong các loại thuốc như Copper Hydroxide (DuPontTM Kocide 53.8 DF ); Cuprous Oxide (Norshield 58WP). Nồng độ thuốc sử dụng là 1 %. - Sản xuất cà phê chứng nhận 4 C: Sử dụng thuốc Copper Hydroxide (DuPontTM Kocide 53.8 DF) Nồng độ thuốc sử dụng là 1 %