Nhiều điểm bán dừa tươi dọc đường ngâm hóa chất cho dừa trắng nõn
* Dừa tươi cũng ngâm hóa chất
“CÔNG NGHỆ” BÁN NƯỚC GIẢI KHÁT
Vào những ngày nắng nóng, ở hàng loạt quán cóc vỉa hè hay trên những xe nước đẩy quanh địa bàn TP.HCM luôn đông khách, thậm chí có những điểm khách còn phải xếp hàng chờ mua. Các loại nước giải khát như trái dừa non có giá bình dân khoảng 10.000 - 12.000 đồng/trái, còn nước sâm lạnh, rong biển cũng chỉ từ 5.000 - 6.000 đồng/ly.
Chúng tôi ghé vào hỏi thăm một xe nước sâm lạnh bán dạo trên đường An Dương Vương, quận 5, chị Út (quê Bến Tre) tâm sự: “Mỗi ngày tui cũng lời được khoảng vài trăm ngàn đồng, chủ yếu bán ở khu vực cổng trường cho mấy cô chú sinh viên ra uống. Mấy ngày nắng nóng thì bán chạy hơn ngày mưa, nếu cả ngày không bán hết số nước này coi như hẻo luôn!”.
Chị Út kể, hồi mới lên thành phố đêm nào cũng phải thức dậy từ rất sớm hì hụi nấu nước sâm bán cho cả ngày, nhưng lời chẳng được bao nhiêu. Vậy nhưng bây giờ nhờ những “đồng nghiệp” chỉ cho bí quyết ra chợ Kim Biên tìm mua hương liệu về pha chế nước sâm nhanh hơn.
Chúng tôi gặng hỏi mãi chị Út mới chịu nói cách pha chế đơn giản nhất với tỷ lệ 50/50, có nghĩa là cứ một lít nước chỉ cần 50% nước sâm nguyên chất, còn lại là hương liệu, phụ gia pha vào thì sẽ “ngon” như bình thường và khách hàng khó phát hiện được.
Tiếp tục tìm đến những vựa dừa lớn tại các chợ và những xe ba gác chở dừa tươi bán dạo dọc đường, chúng tôi đều thấy những món giải khát này được bán rất chạy. Tuy nhiên, khi khách hàng mua dừa tươi từ những xe đẩy trên đường hay tại các chợ ít ai để ý những thủ thuật ngâm trái dừa của chủ xe, chủ vựa nhằm tạo cho trái dừa trắng nõn bắt mắt người mua.
Dừa ngâm hóa chất uống vào sẽ có cảm giác tê đầu lưỡi, vị nước nồng nhẹ, khó chịu…
Trong vai người đi mua dừa về bán và xin học kinh nghiệm tại một cửa hàng bán dừa trong chợ Thị Nghè (Q.Bình Thạnh), chúng tôi được nghe chủ vựa Hai Chung, chia sẻ khá nhiều “bí quyết” để làm trái dừa gọt ra trắng nõn, để lâu mà không bị xỉn màu: “Dừa vừa lột hết vỏ ngoài phải cho ngay vào thùng nhúng càng ngâm lâu thì càng trắng. Nếu ngâm từ 4-5 tiếng đồng hồ thì để cả vài ngày vẫn vô tư mà bán, không lo dừa ế đâu nha”.
Nói rồi bà Hai lôi trong gầm kệ hàng ra một chậu dừa đang ngâm nước hóa chất, bà lấy mấy trái cho chúng tôi coi. Quả thực, trái dừa không biết ngâm từ khi nào nhưng được tẩy trắng nõn nhìn rất “ngon” và bắt mắt.
“Trung bình cô ngâm dừa khoảng bao lâu?”, tôi hỏi. Bà Hai bảo: “Cứ ngâm đầy xô vớt ra. Mình bán chợ quen rồi, không ngâm đậm đặc như mấy tay đi bán rong trên đường”. “Vậy bình thường cô pha tỷ lệ bao nhiêu?”. “Mình muốn trắng nhanh thì pha đậm đặc lại”.
Ông Huỳnh Lê Thái Hòa, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP, Sở Y tế TP.HCM khuyến cáo: Chỉ cần thường xuyên chạm tay vào lớp vỏ bên ngoài cũng đã có hại rồi, nói gì đến việc hóa chất đó thấm vào ruột và nước dừa. Tốt nhất nên chọn dừa còn vỏ xanh, đừng nên mua loại đã cạo sạch vỏ, tẩy trắng. |
Tôi hỏi mua lại của bà Hai gói thuốc tẩy dừa trắng về làm thử, nghe bà khuyên khi pha chế cần phải mang bao tay vào không sẽ bị hóa chất “ăn” tay liền.
UỐNG HÓA CHẤT
Theo lời ông Bùi Văn Tám, chủ vựa dừa ở chợ Hiệp Thành (Q.12), muốn dừa trắng rất dễ, chỉ cần lột vỏ, ngâm trong hóa chất tẩy trắng từ 10 - 15 phút vớt ra ngay. Dừa sẽ không bị xỉn, có màu trắng nõn.
Ông Tám cho biết, chỉ cần ra chợ Kim Biên (quận 5), ghé vào bất cứ tiệm hóa chất nào hỏi mua chất tẩy trắng dừa sẽ được giới thiệu 2 loại bột màu trắng, với giá bán khoảng 125.000 đồng/kg.
Mỗi thùng nước khoảng 20 lít pha với 6 muỗng bột, cứ 3 muỗng loại này trộn với 3 muỗng loại kia rồi hòa tan ngâm dừa vào, chờ nước thấm hết vào là xong.
Những trái dừa tươi ngâm hóa chất đang có dấu hiệu chuyển màu
Để tìm hiểu thực hư, chúng tôi đến chợ Kim Biên tìm hỏi mua hương liệu sâm bí đao, rong biển, chất tẩy trắng dừa… dễ như mua rau, cá ngoài chợ. Các chủ sạp hàng trong chợ giới thiệu các loại dung dịch hương liệu đủ màu sắc được đựng trong những can nhựa từ 1 lít đến vài chục lít, chẳng thấy nhãn mác, địa chỉ sản xuất cũng như hạn sử dụng.
Chúng tôi để ý, những can hương liệu sâm bí đao, sầu riêng, rong biển đủ loại dưới dạng dung dịch lỏng bày bán trên khắp các quầy sạp. Còn tại khu vực bên phải của chợ, nhiều chủ hàng đang cho trộn bột rồi khuân vác vào trong, người nào cũng đeo khẩu trang dày cộm.
Mua hóa chất ngâm dừa được tại chợ Kim Biên dễ như mua rau
Trao đổi với PV NNVN, ông Trần Văn Ký, Văn phòng phía Nam - Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn thực phẩm Việt Nam cho biết, đối với dừa tươi ướp lạnh, vỏ trắng nõn đa phần được ngâm tẩm chất tẩy trắng không rõ nguồn gốc. Hóa chất này dễ dàng thấm qua lớp vỏ dừa (nếu ngâm lâu), ngấm trực tiếp qua vị trí tiếp xúc khi dùng dao chặt lấy nước dừa nếu uống.
Nước dừa bị nhiễm hóa chất khi uống sẽ có cảm giác tê đầu lưỡi, vị nước nồng nhẹ, khó chịu…
Nguồn tin: BNNVN
Năm 2019, Đắk Lắk là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 10 về số dân, xếp thứ 22 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 41 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 37 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1,87 người dân[3], số liệu kinh tế -...