Bố mẹ tôi tới họ hàng chơi, người họ hàng đó không cho bố tôi chơi bài cùng và nói: “Không có tiền thì đừng cố vô giúp vui!” Một câu này khiến tôi nhớ cả đời.
Bạn mãi mãi không biết lúc bạn không ở nhà, bữa cơm của bố mẹ bạn đơn giản, đạm bạc như thế nào.
“Con trai, hai ngày nữa bố mẹ mới gửi tiền cho con có được không?”
Từ khi tôi lên Đại học tới nay, tôi biết ngày nào đối với bố mẹ cũng đều không dễ dàng gì.
Điều kiện trong nhà không tốt, nhưng tôi lại chưa bao giờ phải chịu khổ dù chỉ một ngày.
Tôi chầm chậm, chầm chậm hiểu ra, cái gọi là một hồi mẹ cha con cái, chẳng qua có nghĩa, duyên phận giữa bạn và họ chính là đời này kiếp này không ngừng đưa mắt nhìn bóng dáng họ càng lúc càng xa. Bạn đứng bên này đường, nhìn họ dần biến mất nơi ngã rẽ đằng xa, hơn nữa, họ dùng bóng lưng nói với bạn: “Không cần đuổi theo đâu con.”
Đi làm rồi mới hiểu mỗi một đồng tiền bố mẹ kiếm được đều không hề dễ dàng. Hóa ra, cuộc sống chưa bao giờ là dễ dàng cả, khi bạn cảm thấy nó dễ dàng, nhất định là đang có người thay bạn gánh vác lấy phần không dễ dàng ấy.
“Không có vé giường nằm thì đi máy bay đi con, ba không nỡ để con ngồi ghế cứng.” “Ba đi thăm con, không sao, không sao, chỉ là ngồi tàu hai mấy tiếng thôi mà.” Xa nhà rồi mới biết đất nước mình rộng lớn biết bao, ba mẹ tôi yêu tôi thế nào.
Có một người đàn ông, chưa bao giờ nói yêu bạn, nhưng người ấy lại cho bạn tất cả.
Vì một bộ quần áo mấy chục nghìn, mẹ phải mặc cả mấy chục phút chỉ để được giảm mấy nghìn.
Quần áo của chúng ta luôn nhiều hơn quần áo của bố mẹ, điện thoại của chúng ta luôn đắt hơn điện thoại của bố mẹ, sinh nhật của chúng ta luôn hoành tráng hơn sinh nhật bố mẹ.
Ngày xưa, lúc còn ở gần bố mẹ, tôi luôn cảm thấy mẹ tôi đi chợ dường như không cần đến tiền, vì ngày nào bữa cơm cũng có thịt, có cá, có rau, có hoa quả. Sau này xa nhà rồi mới biết, chút mắm, chút muối cũng phải tính từng đồng.
Càng lớn tôi càng hiểu nỗi vất vả của bố mẹ, Hiện tại mỗi lần bố mẹ gọi điện hỏi: “Cuối tuần này có về không con?”, tôi đều cảm thấy mắt mình cay cay. Bố mẹ tôi đang già đi thật rồi.
Lớn bằng từng này vẫn ngửa tay xin tiền bố mẹ. Mỗi lần tiêu pha, tôi đều không nghĩ ngợi gì, chỉ thấy vui và thỏa mãn ngay lúc ấy. Rồi khi nhìn thấy bóng lưng ngày càng nhỏ đi của bố, của mẹ, mới cảm thấy hối hận, hóa ra bấy lâu nay mình chỉ theo đuổi những thứ phù phiếm, mà quên đi những gì yêu thương ngay kề bên.
Tôi không biết mình đã xem ở đâu một đoạn clip ngắn, trong clip là một cô gái vừa sinh con sau nhiều giờ “vượt cạn” vất vả, gia đình nhà chồng vây lấy em bé mới sinh, trên mặt là những nụ cười hạnh phúc, chỉ riêng người cha của cô gái lại khóc như một đứa trẻ, vừa khóc vừa nói: “Khổ thân con gái tôi! Con gái tôi phải chịu khổ rồi!”
Là khoảnh khắc khi tôi nhìn thấy ba ở ngoài hào hào sảng sảng, phấn chấn, phóng khoáng chuyện trò vui vẻ với dăm bảy loại người trên bàn rượu làm ăn, về đến nhà nôn đến choáng váng đầu, xức dầu, nằm trên giường gác tay lên trên rồi thở dài. Nhìn bóng lưng nay đã có chút còng, nhìn mái đầu sợi bạc sắp nhiều hơn sợi đen, trái tim tôi như đau thắt.
Sáng thức giấc, bố mẹ đã đi làm. Tối đi ngủ, bố mẹ vẫn chưa về.
Khi trưởng thành bạn mới hiểu bố mẹ bạn đã thực sự vất vả như thế nào?
Nguồn tin: đọc và st iternet:
Vườn tiêu của ông Vũ Văn Hiệu, ở thôn Thuận Hưng, xã Thuận Hạnh, huyện Đăk Song thường xuyên đón tiếp nhiều khách đến tham quan, tìm hiểu gần đây khi trong vườn xuất hiện giống tiêu “lạ” cho năng suất rất cao. Theo đó, cả vườn tiêu 300 trụ đã 3 năm tuổi thì có khoảng 10 trụ “đột biến” cho trái...