Học sinh sẽ lạc giữa “rừng” trường?
Từ trước đến nay, cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH -CĐ (NĐCB) là cuốn cẩm nang "gối đầu giường" các học sinh cuối cấp với các thông tin về ngành đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh, học phí, điện thoại, địa chỉ liên hệ với trường. Tuy nhiên, mùa tuyển sinh năm 2012, có nhiều ý kiến trong Bộ GD &ĐT đề xuất không in cuốn tài liệu này vì cho rằng không cần thiết. Theo đó, tất cả các thông tin tuyển sinh sẽ được các trường công bố trên trang thông tin điện tử của Bộ và công khai trên website của các trường.
Thầy Hoàng Gia Long, giáo viên trường THPT Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội cho rằng: "Theo ý kiến của tôi cũng như nhiều giáo viên trong trường, Bộ GD &ĐT vẫn nên in quyển NĐCB. Bởi vì, nếu tìm hiểu trên internet, học sinh chắc chắn sẽ chỉ nghiên cứu vài trường mà các em đã biết trước, chủ yếu là những trường lớn, có tên tuổi như Đại học Ngoại thương, Đại học Bách khoa, Đại học Xây dựng... Nếu tìm trên mạng thì rất khó theo dõi khi có đến hơn 400 trường. Hơn nữa, cuốn NĐCB cũng dài đến gần 400 trang, để đọc trực tuyến cũng không dễ dàng".
Trước đó, GS.TS Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ GD &ĐT cho biết, những thông tin tuyển sinh đăng ký của các trường như tên trường, địa chỉ, điện thoại, fax, website; ngành đào tạo, khối thi; chỉ tiêu tuyển sinh... sẽ được đưa lên trang thông tin điện tử của Bộ GD &ĐT. Các thông tin khác liên quan đến tuyển sinh như: Môn thi năng khiếu, môn nhân hệ số, học phí, số chỗ ký túc xá... sẽ được công bố trên trang điện tử chính thức của trường, các phương tiện thông tin đại chúng khác".
Ảnh minh họa
Cô Nguyễn Thị Nhung, giáo viên trường THPT ở Thái Thụy (Thái Bình) cho rằng: "Nhiều học sinh và các bậc phụ huynh cũng đang chờ đợi cuốn cẩm nang này. Việc đọc bản in sẽ thuận lợi hơn rất nhiều so với đọc bản trực tuyến. Các học sinh đều cho biết, sẽ tra cứu thông tin ở cuốn NĐCB trước, sau đó chọn vài trường mà mình ưng ý, rồi mới tìm hiểu thông tin trên mạng. Theo tôi, Bộ GD &ĐT nên in cuốn cẩm nang này vì nó hết sức cần thiết cho học sinh".
Theo ý kiến của nhiều bậc phụ huynh, việc ngừng phát hành cuốn NĐCB sẽ khiến các học sinh như "đi lạc" trong 400 trường ĐH, CĐ. Trong khi có nhiếu ý kiến, việc không in cuốn NĐCB là tiết kiệm cho sinh viên, nhưng mỗi cuốn sách này chỉ có giá vài chục nghìn đồng trong khi những học sinh muốn tìm hiểu về các trường muốn thi phải ra điểm truy cập internet sàng lọc thông tin, chọn ngành... Việc này không chỉ mất thời gian ôn thi của các em mà có thể sẽ tốn kém tiền hơn so với số tiền mua sách.
"Đánh đố" học sinh vùng sâu vùng xa?
Thầy Hoàng Gia Long, giáo viên trường THPT Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) cho biết: "Việc chỉ đưa thông tin các trường đại học lên mạng internet sẽ gây khó khăn rất nhiều đối với sinh viên vùng sâu vùng xa, những nơi mà mạng internet vẫn chưa đến được. Đấy còn chưa nói đến tình trạng, có thể có mạng, có máy vi tính nhưng các em vẫn chưa sử dụng thành thạo.
Đồng quan điểm thầy Long, ông Nguyễn Văn Du, trưởng phòng Giáo dục chuyên nghiệp (GDCN), sở GD &ĐT Yên Bái cũng cho rằng: “Dự kiến không phát hành cuốn NĐCB là không ổn, không nắm rõ được hoàn cảnh học sinh vùng sâu, vùng xa. Hiện nay, nhiều nơi học sinh còn không có máy tính để học chứ nói gì đến mạng'”.
Em Nguyễn Hoàng Nam, học sinh lớp 12 trường THPT Quốc Oai, Hà Nội lo ngại: "Mấy ngày qua lớp đang rất bối rối và lo lắng trước thông tin về việc năm nay sẽ không in cuốn NĐCB. Trước đây cuốn cẩm nang quan trọng này không chỉ học sinh sẽ tham khảo chọn trường mà còn mang về nhà cho bố mẹ xem, tư vấn giúp. Nếu ở nhà không có máy tính, không có mạng internet thì rất khó để nhờ người lớn nghiên cứu, tư vấn. Với lại đọc mạng mà không có đánh dấu cẩn thận rất dễ dẫn đến sai sót, nhẫm lẫn”.
Còn ông Nguyễn Thanh Hà, trưởng phòng GDCN, sở GD&ĐT Thái Nguyên thì cho rằng, việc cứ suốt ngày phải dán mắt vào màn hình mới tra cứu được thông tin về tuyển sinh, vô hình chung sẽ trở thành lý do để các em suốt ngày ngồi quán nét. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập.
Liên quan đến những thắc mắc về việc bỏ in cuốn NĐCB, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết: "Tất cả sẽ được Bộ đưa ra bàn bạc và trả lời tại Hội nghị tuyển sinh sắp tới".
Sẽ công bố thông tin chính thức vào giữa tháng 2 Theo thông tin từ Bộ GD &ĐT, tuyển sinh ĐH, CĐ 2012 sẽ giữ ổn định các khối thi A,B,C, D để không xáo trộn việc học tập của học sinh, dự kiến sẽ bổ sung thêm khối A1 (Toán, Lý, Ngoại ngữ). Thí sinh đăng ký dự thi khối A1 sẽ thi cùng đợt, cùng đề với thí sinh dự thi khối A nhưng thay vì thi môn Hóa khối A, thí sinh thi khối A1 sẽ thi môn Ngoại ngữ. Thí sinh dự thi khối thi A1 nếu không trúng tuyển nguyện vọng 1 sẽ được xét tuyển vào những ngành, trường có cùng khối khi. Thông tin chính thức sẽ được công bố tại hội nghị tuyển sinh dự kiến diễn ra vào ngày 14/2 tới. |
Lý Bình NDT
Năm 2019, Đắk Lắk là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 10 về số dân, xếp thứ 22 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 41 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 37 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1,87 người dân[3], số liệu kinh tế -...