Để biết vai trò của amino acid đối với cây trồng, người làm nông nghiệp cần phải hiểu rõ về thành phần này. Amino acid hay còn gọi là axit amin, đây là hộp chất hữu cơ sinh học được cấu tạo từ nhóm amin (NH2), axit cacboxylic (COOH) và nhóm mạch bên (nhóm R) nhất định.
Amino acid bao gồm các nguyên tố chính như: Nitơ, cacbon, oxi, hidro và một vài nguyên tố khác nằm trong nhóm thế của mỗi axit amin. Cấu trúc của phân tử amino acid được cấu tạo bởi nhóm amin (bên trái) và axit cacboxylic (bên phải), nhóm R ở vị trí tùy vào mỗi loại axit amin.
Theo nghiên cứu khoa học, nhóm axit amin hiện tồn tại khoảng 500 loại. Chúng được phân loại theo nhiều cách, chẳng hạn phân theo vị trí nhóm chức, bao gồm:
Trong phân tử protein, amino acid chiếm số lượng thứ hai (đứng sau nước) ở các bộ phận mô, cơ và tế bào. Còn ở ngoài protein thì amino acid đóng vai trò rất quan trọng đảm nhiệm các quá trình: Sinh tổng hợp và vận chuyển chất dẫn truyền thần kinh.
Cây trồng ngoài chăm bón các loại phân hữu cơ, không thể thiếu thành phần dinh dưỡng chứa nhóm axit amin. Do đó, để phát triển nông nghiệp và canh tác hiệu quả, người trồng cây cần am hiểu về chất dinh dưỡng cơ bản này. Sau đây là những vai trò của amino acid đối với cây trồng có thể bạn chưa biết:
Cây trồng khỏe mạnh, phát triển bình thường hay không phụ thuộc rất nhiều vào thành phần amino acid. Bởi chúng mang lại những lợi ích tuyệt vời sau:
Giúp giảm tác hại và ngăn ngừa quá trình lây bệnh từ sâu sang cây trồng. Nhờ amino acid chứa lưu huỳnh bao quanh các mao mạch nên tăng sức kháng sâu bệnh hiệu quả. Bên cạnh đó, thành phần này còn giảm tác động trực tiếp từ trứng và ấu trùng. Đảm bảo cây trồng không gặp hiện tượng hư trái, trái bị rụng nhiều,…
Đây là nguồn cung cấp protein dồi dào, do axit amin ở nhóm dễ hấp thu nên cung cấp đầy đủ lượng dinh dưỡng thiết yếu trong suốt quá trình cây sinh trưởng. Đặc biệt, thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục cây bị sâu, úng rễ hoặc hư hại.
Đẩy mạnh quá trình phát triển, giúp tăng năng suất cây giống và cho ra cây trưởng thành đạt tiêu chuẩn về chất lượng. Bên cạnh đó, amino acid còn giữ cho cây trồng không bị thâm hụt chất dinh dưỡng hoặc bị suy kiệt khi thời tiết có sự thay đổi đột ngột.
Ngoài ra, một số nhóm amino acid giúp cây trồng giải độc, ngăn đáng kể lượng thuốc bảo vệ thực vật/vô cơ tác động trực tiếp. Kích thích tăng diệp lục tố, giúp cây luôn tươi tốt quanh năm.
Trong cơ thể bất kể loài thực vật nào cũng cần có amino acid được cấu tạo bởi enzym và protein. Quan trọng nhất, thành phần này có thể chuyển hóa từ đồng hóa đạm, thế nhưng còn phụ thuộc rất lớn vào sức khỏe và môi trường tác động lên cây trồng.
Do đó, người trồng cây nên chọn giải pháp bón trực tiếp axit amin để giảm quá trình tổng hợp chất dinh dưỡng từ đạm. Khi cây hút đủ lượng amino acid, chúng sẽ tăng trưởng nhanh chóng, cho năng suất cao và mang lại chất lượng tốt nhất. Với vai trò tuyệt vời ảnh hưởng tới quá trình sinh và trao đổi chất, axit amin dần được phổ biến và sử dụng rộng rãi trong các loại phân bón có mặt trên khắp Thế giới.
Một trong những vai trò của amino acid đối với cây trồng chính là giúp hỗ trợ quá trình ra hoa và kết trái nhanh chóng hơn. Nhất là những loại cây trồng tự thụ phấn: Tiêu, cà phê, ca cao,…
Trên thực tế đã có nghiên cứu chứng minh chức năng chính của amino acid làm tăng hiệu quả thụ phấn, kéo dài chất lượng và thời gian sống của hạt phấn. Đây là lý do vì sao cây trồng được cung cấp đầy đủ thành phần này thường cho trái chất lượng hơn. Trong các nhóm amino acid ảnh hưởng tới quá trình ra hoa, đậu trái không thể kế tới:
Hầu hết các loại cây trồng để sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, ít bệnh tật không thể thiếu chất nitơ. Thực tế, người làm nông thường sử dụng phân bón có chứa amoni (NH4) và nitrat (NỎ) để cung cấp nitơ. Tuy nhiên, thay vì áp dụng cách này, bây giờ làm nông cần bổ sung axit amin hữu cơ là cần thiết nhất.
Khi cung cấp amino acid cho cây trồng, lượng nitơ sản sinh ra sẽ thẩm thấu và bám chặt qua đất. Thậm chí chất này không bị rửa trôi hay biến chất như các loại phân bón phổ biến.
Nitơ sau khi đưa vào các nhóm cây trồng, chúng sẽ tổng hợp thành amino axit và protein. Tạo điều kiện thuận lợi cho tế bào cây giống sinh trưởng, chịu được tác động từ môi trường và sự tấn công mạnh mẽ từ sâu bệnh.
Sử dụng kết hợp thuốc bảo vệ thực vật với amino acid giúp tăng hiệu quả và công dụng của sản phẩm này. Nhờ có amino acid mà thước bám lâu trên bề mặt lá, không bị rửa trôi kể cả khi mưa lũ.
Bên cạnh đó, axit amin hỗ trợ cân bằng độ pH và cải thiện khả năng thẩm thấu của các dịch phun bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng. Bạn nên biết rằng, trong các loại cây trồng có khoảng 200 loại amino acid nhưng chỉ có 20 loại có khả năng tổng hợp thành protein mà thôi.
Ngoài những vai trò nổi trội trên, amino acid còn giúp cây trồng tận dụng những tác dụng tuyệt vời từ các nguyên tố vi lượng. Trong đó, các hợp chất hữu cơ tạo liên kết với nhóm kim loại: Mangan, kẽm, sắt rất tốt. Nhằm hỗ trợ cây giống hấp thụ nguồn dinh dưỡng trong thời gian ngắn và đạt hiệu quả cao. Đồng thời, chúng còn tăng hiệu quả và rút ngắn quá trình vận chuyển các chất dinh từ rễ, thân lên lá cùng các bộ phận khác của cây.
Với những vai trò đặc biệt trên, bạn nên biết trong amino acid gồm những loại nào và chúng đóng chức năng gì đối với cây trồng.
Các amino acid khi cung cấp cho cây trồng phát huy công dụng tùy thuộc vào công nghệ sản xuất. Cụ thể là quá trình thủy phân tách các phân tử protein theo sơ đồ: H3NCH-R-CONHCR-R + H2O = H3NCH-R-COO- + H3N CH-COO
Trong quá trình thủy phân, tạo ra một loại axit amin tự do và các chuỗi axit amin phân tử (Peptide). Bởi mỗi cây trồng chỉ có 20 amino acid có khả năng tổng hợp protein nên cần có sự hỗ trợ từ chế phẩm phân bón. Ngoài ra, lượng amino acid hấp thụ nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường xung quanh.
Mỗi khi cần tổng hợp axit amin từ amoniac nitrat hoặc nitrit, cây trồng thường tốn lượng lớn nguồn năng lượng. Do đó, sử dụng các loại phân bón, chế phẩm vi sinh sẽ giúp cây giảm tải năng lượng, dành vào việc: Tạo mầm, bung nhụy, đậu hoa, ra trái và tạo độ ngọt cho trái.
Sử dụng các chế phẩm amino acid bổ sung cho cây trồng là điều cần thiết và quan trọng. Vì vậy, người làm nông cần chọn các thời điểm sau:
Các chế phẩm amino acid bổ sung cho cây trồng có khả năng hấp thụ nhanh, thẩm thấu lâu trong đất. Sản phẩm dễ dàng sử dụng có thể dùng bón gốc hoặc hòa nước phun trực tiếp lên cây.
Thời điểm bổ sung tốt nhất: Nên bón gốc khi cây được 30 ngày tuổi và phun gốc khi cây bắt đầu phát triển lá. Để hạn chế sâu bệnh, nấm tiếp cận, hỗ trợ cây trồng sinh trưởng thuận lợi bất chấp điều kiện thời tiết.
Sau 60 ngày, người làm nông tiếp tục bổ sung và cung cấp lượng chế phẩm amino acid thiết yếu cho tới thời điểm cây thu hoạch. Lưu ý: Trong quá trình bón gốc hoặc phun tưới nên che phủ cho cây trồng cẩn thận, nhất là trong điều kiện thời tiết mưa nhiều, ngập úng.
Giữa nhiều loại chế phẩm bổ sung amino acid cho cây trồng được quảng cáo tràn lan và bày bán tại các cửa hàng. Tuy nhiên, không phải địa chỉ nào cũng cung cấp sản phẩm đảm bảo chất lượng và đáp ứng nhu cầu của người làm nông. Vậy bạn nên tìm mua ở đâu?
Minh Phát Đak Lak cung cấp đa dạng các loại chế phẩm hỗ trợ bổ sung amino acid, tiêu diệt nấm bệnh, giúp cây trồng hấp thu đầy đủ các dưỡng chất quan trọng để sinh trưởng và phát triển.
Lựa chọn sản phẩm của chúng tôi, quý khách hàng không phải lo lắng về chất lượng mà còn tiết kiệm chi phí hiệu quả. Khách hàng có thể tìm mua trực tiếp tại địa chỉ 397 Phan Bội Châu P Thành Nhất, Tp Buôn Ma Thuột, Đak Lak), hoặc liên hệ đặt hàng online qua:
Qua bài viết cung cấp thông tin về vai trò của amino acid đối với cây trồng, chắc chắn bạn đã biết tầm quan trọng của thành phần này đối với nông nghiệp rồi chứ. Tùy vào quy mô, mật độ cây giống, trang trại canh tác,…mà người làm nông cung cấp lượng axit amin cần thiết. Nhằm bảo vệ và kích thích cây tăng trưởng, cho chất lượng cao.
Nguồn tin: www.minhphatdaklak.com:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Vườn tiêu của ông Vũ Văn Hiệu, ở thôn Thuận Hưng, xã Thuận Hạnh, huyện Đăk Song thường xuyên đón tiếp nhiều khách đến tham quan, tìm hiểu gần đây khi trong vườn xuất hiện giống tiêu “lạ” cho năng suất rất cao. Theo đó, cả vườn tiêu 300 trụ đã 3 năm tuổi thì có khoảng 10 trụ “đột biến” cho trái...