Các đối tượng hạ cây và dùng xe công nông chặn đường, không cho lực lượng chức năng đưa người bị thương đi cấp cứu. Ảnh: Đ.T.K
Ngày 26.4, Sở NNPTNT tổ chức họp báo để thông tin toàn diện quá trình cưỡng chế, giải quyết khiếu nại, hỗ trợ cho các hộ dân thiếu đất, đồng thời khẳng định không có việc lấy đất của dân để giao cho DN tư nhân.
Lập lại kỷ cương bảo vệ rừng
Năm 2011, Lao Động đã có loạt bài phản ánh về vụ cưỡng chế, giải tỏa đất rừng tại các tiểu khu 1521, 1525, 1537, 1538 thuộc địa bàn xã Đắc Ngo - do Cty TNHH MTV lâm nghiệp Quảng Tín quản lý. Các lực lượng chức năng đã giải tỏa 753,9ha đất rừng, chặt bỏ 16ha caosu, 134,2ha điều, 5,2ha càphê, 312ha sắn, 92 nhà tạm và lều lán. Đây là cây trồng, vật kiến trúc của 739 đối tượng có nguồn gốc cư trú tại 23 tỉnh, thành trong cả nước, nhiều nhất là ở tỉnh Bình Phước.
Quá trình cưỡng chế có 2 cán bộ công an, một nhân viên lái xe bị thương nặng, 9 phương tiện cơ giới (trong đó có một xe cứu thương) bị các đối tượng đốt phá. Công an tỉnh Đắc Nông đã triệu tập 60 đối tượng có hành động quá khích, bắt tạm giam 8 đối tượng về hành vi chống người thi hành công vụ... Từ sau khi cưỡng chế đến nay, nhiều đối tượng đã tổ chức đông người, khiếu kiện vượt cấp lên trung ương, cho rằng tỉnh Đắc Nông lấy đất của dân để giao cho các doanh nghiệp tư nhân.
Tại buổi họp báo, ông Đỗ Ngọc Duyên - Giám đốc Sở NNPTNT - khẳng định, việc cưỡng chế nhằm lập lại trật tự, kỷ cương trong lĩnh vực bảo vệ rừng, nếu không rừng Đắc Nông và cả Tây Nguyên sẽ bị xóa sổ. Toàn bộ diện tích rừng giải tỏa nói trên đều do Cty TNHH MTV lâm nghiệp Quảng Tín - doanh nghiệp nhà nước, trước đây gọi là lâm trường - quản lý. Đơn vị này được thành lập năm 1983 theo quyết định của Bộ NNPTNT, năm 2007 đổi tên thành Cty lâm nghiệp Quảng Tín, từ năm 2010 đến nay là Cty TNHH MTV lâm nghiệp Quảng Tín.
Kể từ khi thành lập đến nay, doanh nghiệp này là đơn vị thay mặt Nhà nước quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng của quốc gia. Từ năm 2007 - 2010, diện tích nói trên bị các đối tượng vào lấn chiếm, sử dụng, mua bán trái phép. Như vậy, chính quyền giải tỏa, trồng lại rừng là đúng với các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng.
Phương tiện đoàn cưỡng chế bị các đối tượng đập phá. |
Sẽ xử lý sai phạm của chủ rừng
Trong đó Cty Hoàng Khang Thịnh, Cty Lê Gia... đã lợi dụng tình hình cưỡng chế, thuê xã hội đen đốt nhà tạm, chặt phá cây trồng của người dân, gồm cả diện tích mà UBND tỉnh Đắc Nông đã khoanh lại cho người dân sử dụng. Cty lâm nghiệp Quảng Tín là đơn vị chủ rừng, phải chịu trách nhiệm về các sai phạm của các doanh nghiệp này.
Ông Đỗ Ngọc Duyên cho biết, theo chỉ đạo của UBND tỉnh, Cty lâm nghiệp Quảng Tín đã chấm dứt hợp đồng liên doanh, liên kết với 7 doanh nghiệp trên. Ngoài ra, Thanh tra tỉnh cũng đang hoàn tất hồ sơ, đề nghị UBND tỉnh xử lý lãnh đạo Cty lâm nghiệp Quảng Tín, nếu có dấu hiệu hình sự sẽ đề nghị khởi tố.
Về nội dung khiếu kiện của các hộ dân, UBND tỉnh Đắc Nông đã có văn bản giải quyết nhiều lần. Ngoài ra, UBND tỉnh đã chỉ đạo huyện Tuy Đức quy hoạch 300 - 500ha để bố trí đất ở, đất sản xuất cho các hộ dân thực sự thiếu đất sau khi bị giải tỏa. Tuy nhiên, các đối tượng chống đối, gây rối trật tự, đã có đất ở tại nơi khác mà vẫn đến Đắc Ngo lấn chiếm đất rừng với mục đích trục lợi thì không được giải quyết hỗ trợ.
Theo Lao động
Nguồn taynguyen24h.vn
Vườn tiêu của ông Vũ Văn Hiệu, ở thôn Thuận Hưng, xã Thuận Hạnh, huyện Đăk Song thường xuyên đón tiếp nhiều khách đến tham quan, tìm hiểu gần đây khi trong vườn xuất hiện giống tiêu “lạ” cho năng suất rất cao. Theo đó, cả vườn tiêu 300 trụ đã 3 năm tuổi thì có khoảng 10 trụ “đột biến” cho trái...