Hái cà phê còn xanh "lợi riêng hại chung"

Thứ năm - 11/10/2012 19:44

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ
Thiệt hại khi hái cà phê còn xanh, điều trước hết là người trồng cà phê (Nông Dân). Nhưng xét tổng thể thì Nhà nước và ngành cà phê đều bị thiệt hại, cả về kim ngạch cả về uy tín cà phê Việt Nam

Cà phê khi hái xanh, nhẹ trái, chưa đẫy đà hạt sẽ bị teo hạt khi phơi, sấy sẽ ngả màu nâu hoặc đen; thời gian bảo quản ngắn, dễ bị mốc và nhiễm nấm độc. 

Thông thường có ba cách thu hoạch cà phê, đó là: 1 hái từng quả, 2 hái tuốt cành (cuốn chiếu hái bạt, tức là trải bạt dưới gốc cây cà phê khi hái) và hái bằng máy (đã sử dụng ở Brazil). Mỗi cách đều có ưu và nhược điểm. Ngay như ở Brazil, nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới, cách thu hái cũng không giống nhau: vùng thì dùng máy, vùng thì tuốt cành và vùng trồng cà phê Arabica chất lượng cao hái bằng tay.

Hái xanh người trồng cà phê ở Việt Nam sẽ trả lời: cái lợi đầu tiên là không bị mất cắp. Với một diện tích cà phê trồng trải rộng và, phân tán nhiều nơi không tập trung thành một nơi, rất khó hạn chế vấn nạn này. Chỉ tính riêng ở Đắk Lắk, nơi có khoảng hơn 180.000ha diện tích cà phê, chỉ có 15% con số này, tương đương 27.000ha quản lý bởi các nông trường quốc doanh, còn lại 153.000ha dưới dạng nông hộ. Đáng lưu ý là, số nông hộ có vườn cà phê rộng từ 2ha trở lên chỉ có 7%, chính vì vậy vườn cà phê ở Việt Nam phần lớn là nhỏ và manh mún so với các nước khác. Điều này giải thích vì sao, thời điểm giáp thu hoạch, người trồng cà phê nào cũng nơm nớp nỗi lo mất trộm.

Cái lợi trước mắt khi hái cà phê xanh ồ ạt cuốn chiếu là giảm được chi phí lao động và không mất trộm, hoặc nhà không có người làm họ thường hái trong một vài ngày là xong và không biết xanh hay non và họ bán tươi luôn. Vào mùa thu hoạch, nhân công từ các vùng miền đổ về Tây Nguyên để hái cà phê, hết vụ lại đi. Vì thế cũng khó thuê nhân công. Vì những nguyên nhân nói trên cùng với thói quen, “xanh nhà hơn già đồng” mà việc hái cà phê còn xanh năm nào cũng diễn ra, bất chấp những khuyến cáo của các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương. Cà phê khi hái xanh, nhẹ hạt và hao, hạt chưa đẫy đà ; khi phơi, sấy sẽ ngả màu nâu hoặc đen; thời gian bảo quản ngắn, dễ bị mốc và nhiễm nấm độc hại. Như vậy, thiệt hại khi hái cà phê còn xanh, trước hết là người trồng cà phê. Nhưng xét tổng thể thì Nhà nước và ngành cà phê đều bị thiệt hại, cả về kim ngạch cả về uy tín cà phê Việt Nam chúng ta.

Việc làm ngay lúc này là các hộ nông dân, các doanh nghiệp và chính quyền các ngành các cấp, đặc biệt các địa phương có cây cà phê phải cùng nhau nhận ra thiệt hại không nhỏ, hành động ngay. Người dân nên đóng phí an ninh cao và nhờ đến sự trợ giúp của lực lượng công an và quân đội đóng trên địa bàn địa phương để hạn chế nạn mất cắp. Thiết nghĩ, nếu đề xuất này là phù hợp thì cũng nên xem xét.

Về mặt công nghệ và kỹ thuật, nên nghiên cứu và đưa vào sử dụng máy hái và máy tách hạt cà phê vận hành giống như máy bắn màu (colour sorter) ngay tại nơi thu hái. Như vậy, cà phê chín 100% sẽ được tách ra, chế biến riêng, tiêu thụ riêng với giá cao hơn. Loại cà phê chế biến từ 100% hạt chín này sẽ được đặt tên riêng, chẳng hạn: Vietnam Robusta Premium. Bổ sung loại cà phê chất lượng cao này vào các tiêu chuẩn hiện hành (TCVN:2001). Đây là một biện pháp khả thi và con đường ngắn để nâng cao chất lượng và uy tín của hạt cà phê Việt Nam. Như vậy là không thiếu giải pháp, quan trọng là nhận thức và hành động ngay.

Chúc bà con có vụ mùa bội thu


Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Xuất hiện giống tiêu “lạ” cho năng suất vượt trội

Vườn tiêu của ông Vũ Văn Hiệu, ở thôn Thuận Hưng, xã Thuận Hạnh, huyện Đăk Song thường xuyên đón tiếp nhiều khách đến tham quan, tìm hiểu gần đây khi trong vườn xuất hiện giống tiêu “lạ” cho năng suất rất cao. Theo đó, cả vườn tiêu 300 trụ đã 3 năm tuổi thì có khoảng 10 trụ “đột biến” cho trái...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây