Một nơi làm mứt ở Hà Nội đặt cạnh kênh rãnh
Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản, Bộ NN-PTNT cho biết, theo kết quả giám sát 3 năm liên tục (2009, 2010 và 2011) ở khoảng 500-900 mẫu rau quả, 400-800 mẫu thịt, 500-700 mẫu thủy hải sản cho thấy, tỷ lệ rau quả nhiễm thuốc bảo vệ thực vật vượt quá giới hạn cho phép là 6,44% năm 2009, 6,17% năm 2010, 4,43% năm 2011. Tỷ lệ thịt gia súc gia cầm nhiễm vi sinh vượt quá giới hạn cho phép là 29,4% năm 2009, 27,67% năm 2010, 30% năm 2011. Hay như tỷ lệ thủy hải sản tồn dư hóa chất là 1% năm 2009, 3,8% năm 2010 và 0,8% năm 2011, tỷ lệ ô nhiễm sinh học với thủy hải sản là 4,5% năm 2009, 2,8% năm 2010 và 6,7% năm 2011. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có nguy cơ gây hại, ví dụ tệ nhất là tỷ lệ thịt gia súc gia cầm nhiễm vi sinh từ 27 đến 30%, nhưng nếu ăn chín uống sôi là xử lý được. Tỷ lệ tồn dư hóa chất có xu hướng giảm, nhưng tỷ lệ ô nhiễm vi sinh lại không giảm. Hiện nay, Bộ NN-PTNT đang cùng các bộ, ngành triển khai nhiều giải pháp giảm thiểu tỷ lệ nhiễm vi sinh trong thịt gia súc gia cầm và thủy hải sản.
Đại diện cho Bộ Y tế, ông Nguyễn Thanh Phong, Cục phó Cục ATVSTP và ông Nguyễn Phú Cường, Vụ phó Vụ Khoa học - Công nghệ, Bộ Công thương cũng đồng quan điểm. Ông Phong bổ sung thêm bằng việc đưa ra nhận định: so với các nước trong khu vực thì tỷ lệ ô nhiễm đó không phải đáng lo ngại và nó chỉ có nguy cơ với những người không ăn chín uống sôi như tiết canh, ăn gỏi. Ngoài ra, nếu thực phẩm không an toàn, không đủ dinh dưỡng thì rất khó thuyết phục về con số thống kê của Viện Dinh dưỡng về chiều cao, thể trạng của người Việt Nam trong 20 năm qua, khi chiều cao, cân nặng trung bình tăng, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm. Còn ông Cường thì “kiểm tra bàn tay tôi thì vi sinh vật cũng có, việc sử dụng thực phẩm dù an toàn cũng có nguy cơ nếu để ôi thiu, nấu nướng không an toàn. Các nông sản Việt Nam đã xuất khẩu được vào nhiều thị trường khó tính, có yêu cầu cao về VSATTP như Mỹ, Nhật, Hoa Kỳ”.
Với những vụ việc vi phạm về VSATTP gia tăng như hiện nay, nhiều bạn đọc e ngại vấn đề ATVSTP đã nằm ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan quản lý? Ông Nguyễn Thanh Phong cho rằng, kết luận đó là không chính xác bởi từ năm 2009-2011, công tác thanh tra VSATTP đã được quan tâm hơn, thể hiện qua số lượt thanh tra, kiểm tra đến tận cơ sở cấp xã, phường tăng mạnh. Năm 2010 chúng ta thanh tra 100 cơ sở và phát hiện 30 cơ sở vi phạm, chiếm tỷ lệ 30%. Năm 2011, thanh tra 200 cơ sở phát hiện 40 cơ sở nếu so với năm 2010 mà kết luận tăng lên thì về cơ học là chính xác nhưng số % vi phạm thì đã giảm. Còn theo đại diện Bộ NN-PTNT thì bảo đảm ATTP là trách nhiệm của mọi người trong xã hội, trong đó có trách nhiệm của người kinh doanh. Hoạt động thanh tra kiểm tra chỉ để kịp thời phát hiện, ngăn chặn vi phạm và nhắc nhở người vi phạm làm tốt hơn mà thôi. Và chỉ khi họ thực sự làm tốt hơn thì chúng ta mới có thực phẩm an toàn hơn.
Box: Liên quan đến thông tin gà dai Hàn Quốc bán tại VN, ông Nguyễn Thái Dũng, Phó tổng giám đốc Siêu thị Big C cho hay, hiện nay siêu thị đã tạm dừng bán mặt hàng này để chờ kết luận xem có bảo đảm về dinh dưỡng hay không. Nếu đảm bảo thì chúng tôi tiếp tục bán, nếu không thì sẽ dừng bán vĩnh viễn.
Nguồn BNN
Năm 2019, Đắk Lắk là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 10 về số dân, xếp thứ 22 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 41 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 37 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1,87 người dân[3], số liệu kinh tế -...