TS Mai Anh |
Trước hết, xin ông cho biết về một số thực tế về quá trình ra đời Luật GDĐT.
Là người làm việc trong ngành CNTT được giới thiệu ứng cử và được bầu làm ĐBQH tỉnh Khánh Hoà, ngoài những công việc chung khác, bản thân tôi lúc đó rất trăn trở suy nghĩ về thực tiễn của ứng dụng và phát triển CNTT nói riêng và khoa học công nghệ nói chung tất yếu sẽ đòi hỏi yếu tố luật pháp cũng phải phát triển theo kịp. Vì vậy, ngay tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khoá XI hồi năm 2002, tôi đã đặt vấn đề này ra.
Tuy nhiên, vì chưa có tiền lệ cho ĐBQH trực tiếp đề xuất luật nên cá nhân tôi đã xúc tiến việc này thông qua Uỷ ban KHCN&MT của Quốc hội. Kết quả là cuối năm 2003 theo đề xuất của Uỷ ban KHCN&MT của Quốc hội, Luật GDĐT đã được bổ sung vào chương trình xây dựng luật pháp của Quốc hội khoá XI.
Những thực tiễn của CNTT không chỉ đặt ra việc phải xây dựng Luật GDĐT mà cũng đã tác động trực tiếp vào quá trình xây dựng, sửa đổi bổ sung một số bộ luật khác như Hải quan, Kế toán, Hình sự, Ngân hàng…
Sau khi đề xuất này được chấp thuận, Uỷ ban KHCN&MT của Quốc hội đã trở thành đầu mối để xây dựng dự thảo Luật GDĐT và chính tôi đã được giao nhiệm vụ làm tổ trưởng tổ soạn thảo. Đây là lần đầu tiên, việc xây dựng luật pháp được được giao cho một cơ quan của Quốc hội thay vì do các bộ ngành đảm nhiệm.
Do được một cơ quan của Quốc hội đảm nhận nên thuận lợi là tính khách quan là rất cao nhưng khó khăn vì Quốc hội và các Uỷ ban của Quốc hội ngoài chi phí hoạt động lại không cấp tiền để làm việc này. Tuy nhiên, bản thân tôi và các thành viên được giao nhiệm vụ cũng đã chủ động tìm các nguồn tài trợ và cũng đã được một số tổ chức quốc tế quan tâm, giúp đỡ.
Việc xây dựng Luật GDĐT đã được thực hiện theo đúng các trình tự cần thiết. Đầu năm 2005, dự thảo của Luật GD-ĐT đã hoàn thành để trình Quốc hội thảo luận. Cùng với việc xây dựng Luật GDĐT, còn phải xây dựng một số nghị định để hướng dẫn thi hành luật này với tài chính – ngân hàng, ứng dụng CNTT trong các cơ quan Nhà nước, Chữ ký số và Chứng thực Chữ ký số… Cuối năm 2005, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật GDĐT để luật này có hiệu lực thi hành trong năm 2006.
Sự ra đời của Luật GDĐT đã góp phần thiết thực cho việc triển khai, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các cơ quan Nhà nước và cũng là cơ sở pháp lý cho thương mại điện tử và các giao dịch điện tử dân sự… Quá trình xây dựng Luật GDĐT cũng đã góp phần tác động tích cực vào tiến trình xây dựng Luật CNTT do Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ Thông tin Truyền thông) chịu trách nhiệm soạn thảo để trình Quốc hội.
Với tư cách là người đã đề xuất thành công việc xây dựng Luật GDĐT, ông nghĩ gì về thực tiễn của việc xây dựng luật pháp với các ĐBQH?
Theo tôi, việc đề xuất xây dựng luật là trách nhiệm của ĐBQH trước thực tiễn xã hội đòi hỏi nhất là với sự phát triển của khoa học công nghệ. Là người làm CNTT, đương nhiên cá nhân tôi có nhiều thuận lợi trong quá trình xây dựng Luật GDĐT và các bộ luật khác có yếu tố CNTT trong đó. Song với các lĩnh vực khác, tôi thấy cũng còn rất nhiều lĩnh vực phải xây dựng pháp luật cho nó. Cụ thể thể có thể nói đến như với y học, công nghệ sinh học, hiện đại hoá nông nghiệp – nông thôn, tiết kiệm năng lượng, công nghệ xanh...
Dù không có chuyên môn về các lĩnh vực đó nhưng cá nhân tôi vẫn hoàn toàn có thể tự nghiên cứu qua những thực tiễn của nước ngoài, làm việc với các nhà chuyên môn để tìm hiểu cặn kẽ để đề xuất và thậm chí là tham gia chủ trì xây dựng các bộ đó. Tiếc rằng, bản thân tôi cũng chỉ được tín nhiệm làm ĐBQH trong đúng 1 nhiệm kỳ nên không có cơ hội để đề xuất tiếp các bộ luật đó.
Chính vì thế, tôi rất mong các nhà khoa học trong chính các lĩnh vực này đang là ĐBQH nên chủ động để xuất việc xây dựng các bộ luật đó. Đó chính là trách nhiệm của họ với lĩnh vực khoa học mà họ đã đại diện để ra ứng cử làm ĐBQH bên cạnh việc đại diện cho cử tri để chất vấn với Chính phủ và các bộ ngành về cách chính sách chưa hợp lý.
Vậy theo ông, ĐBQH phải làm gì để có thể đưa ra những những đề xuất thiết thực cho việc xây dựng luật pháp của Quốc hội.
Có một thực tế phải thừa nhận không chỉ ở Việt Nam là phần đa các ĐBQH đều không phải là người am hiểu sâu về luật pháp, trừ các ĐBQH là luật sư hoặc công tác trong ngành tư pháp. Tuy nhiên, họ đều có thể nhận thấy những thực tế bất cập trong lĩnh vực chuyên môn công tác của chính mình và cũng có thể phát hiện vấn đề của các lĩnh vực khác. Vì thế, nếu đề xuất xây dựng luật thì các ĐBQH cần xuất phát từ những thực tế đó. Song để các ĐBQH có thể mạnh dạn đề xuất được thì cũng cần phải tạo một môi trường làm việc tích cực hơn cho họ. Cụ thể, các ĐBQH cần được cung cấp, bổ trợ kiến thức về xây dựng pháp luật, giao lưu gặp mặt nhiều hơn với các cơ quan nghiên cứu chiến lược, dự báo…
Tại kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khoá XIII, đáng mừng là đã có một số ĐBQH đề xuất xây dựng luật. Dù rằng kết quả chưa được như mong muốn nhưng theo tôi, rất nên có thêm các đề xuất của các ĐBQH khác. Vấn đề là nếu đã đề xuất thì điều đó phải xuất phát từ thực tiễn và có ý nghĩa khoa học thực sự. Chắc chắn, với thực tiễn của khoa học công nghệ đã và đang phát triển không ngừng, việc xây dựng luật pháp phải theo kịp sự phát triển đó. Đây chính là việc cần phải làm bên cạnh những đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ trong mọi lĩnh vực.
Cám ơn ông và rất mong ông chính thức có những ý kiến đóng góp cho các ĐBQH đương nhiệm cho những thực tế này.
Nguồn (tầm nhìn net)
Giống tiêu Srilanka có nguồn gốc từ quốc đảo Srilanka với tên gọi quốc tế là Ceylon Khoo hiện đang được trồng nhiều tại phía bắc Thái Lan và biên giới Campuchia. Giống đã được Trung Tâm Cây Giống Vườn ươm Minh Phát nhập về và nhân giống thành công. Đặc điểm của giống tiêu này này là...