Sau khi thu hoạch, bạn cần chú ý theo dõi sự phát triển của cành tiêu. Cắt các cành dây lươn để tập trung nuôi cành ngang là cành cho trái sau này; cắt cành có sâu, bệnh, cành chết héo đem đốt, cắt bớt các cành mọc sát mặt đất cho thoáng gốc. (Chú ý lát cắt không làm dập nát vết cắt) là cây tiêu lý tưởng. Những vườn tiêu có cây choái sống cần chú ý tỉa bớt cành lá của cây choái để vừa tạo thông thoáng cho gốc tiêu vừa đề phòng gió mưa làm gẫy cây choái, hư hại đến cây tiêu và phơi nắng.
2. Xới lớp đất mặt, bón phân:
Hồ tiêu trong giai đoạn sau thu hoạch cần một lượng chất dinh dưỡng vượt trội để phục hồi và phát triển. Do đó, trong thời gian này, bà con cần chú ý theo dõi và bón thêm các loại phân phù hợp. Có thể kết hợp những lần xới xáo để bón thêm phân. Vườn hồ tiêu chưa cho trái thì bón phân để thúc cho cây sinh trưởng tốt, vườn hồ tiêu sau thu hoạch thì bón phân để cây tiếp tục cho nhiều hoa, đậu nhiều trái. sau khi thu hoạch xong bà con lấy nước sạch rửa vườn xịt lên lá thân cây sạch sẽ.
Phân NPK GAP MINH PHÁT 20lít/ 1000 trụ/lần bón ngay sau khi thu hoạch bằng cách tưới gốc.
Cách bón:Can NPK GAP 20 lít pha 4000 lít nước tưới đều quanh gốc phạm vi đường kính 1m, khi tưới không nên cuốc sâu quá làm đứt rễ tiêu.
Nếu phun nên pha loãng đúng lượng nước được hướng dẫn và phun vào buổi sáng sớm hoặc buổi chiều, không phun lúc nắng to dễ làm cháy lá.
Sau đó gốc đã ẩm phun NPK GAP Amino 100ml + efigo lên lá để tẩy và trị thán thư, tháo khớp vàng lá tảo lá
Những vùng đất chua cần bón thêm vôi, mỗi gốc 100-200g vôi bột.
Riêng phân Hữu cơ có thể bón 1 lần vào đầu mùa mưa.
3. Phòng trừ sâu bệnh:
Trong giai đoạn sau thu hoạch, sức đề kháng của hồ tiêu rất yếu, bà con nên thường xuyên theo dõi để phát hiện và chữa trị kịp thời các loại sâu bệnh. Thông thường, bà con cần áp dụng các biện pháp phòng trừ sau:
- Cắt bỏ các bộ phận cây bị bệnh, đưa ra xa vườn để tiêu hủy, đối với cây bị nặng cần đào bỏ gốc để trồng lại.
- Dùng các loại thuốc đặc hiệu để phòng ngừa.
- Tiếp tục chăm sóc cho cây mau phục hồi.
Bà con nên chú ý các loại bệnh trên cây tiêu hầu hết là không thể hoặc rất khó chữa nên biện pháp hiệu quả nhất vẫn là phòng bệnh.
Chúc bà con thành công
Tác giả bài viết: Minh Phát Đak Lak
Cung cấp giống Tiêu Srilanka - Chuẩn giống Ceylon Khoo Tiêu Srilanka - Chuẩn giống Ceylon Khoo chuỗi dài, sức đề kháng mạnh, bộ rễ khỏe, năng suất cao