Mất ưu thế nhân công giá rẻ

Thứ tư - 18/04/2012 10:07

Minh họa

Minh họa
Với cuộc khủng hoảng tài chính của châu Âu vẫn còn tiếp diễn và nhiều nhà quan sát đánh giá sẽ còn phải một thời gian dài EU mới có thể phục hồi hoàn toàn. Lợi thế nhân công giá rẻ không còn là ưu thế để thu hút đầu tư.
"Nếu Việt Nam thu hút các nhà đầu tư nước ngoài chỉ bằng nhân công giá rẻ thì sớm muộn các công ty sẽ tìm đến với Campuchia và Myanmar". Đó là nhận định của ông Stig Maasbol, CEO của ScanCom .

Ưu thế nhân công giá rẻ…
Tiền thuê nhân công ở Trung Quốc tăng nhanh đang là vấn đề đau đầu đối với các nhà đầu tư vào Trung Quốc nhưng lại là tin vui cho các nhà đầu tư tại Việt Nam.
Ông Ngô Trường Trinh, giám đốc Kiểm soát chất lượng của nhà máy XP Power - nhà sản xuất linh kiện điện tử Anh quốc - chi nhánh Bình Dương cho rằng: "Nhiều nhà đầu tư nước ngoài chọn Việt Nam vì giá lao động Việt Nam rẻ và có chất lượng tương đối tốt.

Với lực lượng lao động tương đối lành nghề và quy mô rộng lớn, rất ít người nghĩ tới việc danh hiệu "công xưởng thế giới" của Trung Quốc bị đe dọa. Tuy nhiên, việc giá nhân công nước này đang gia tăng khiến các công ty thuộc nhóm ngành sử dụng nhiều lao động chuyển sang đầu tư tại các nước có giá tiền lương thấp hơn như Bangladesh, Indonesia và Việt Nam. Lợi thì có lợi...

Lao động phổ thông của Việt Nam thường được trả từ 2 - 3 triệu VNĐ/tháng (100 - 150 USD) trong khi mức lương công nhân ở các khu công nghiệp miền nam Trung Quốc thường là 5 - 6 triệu VNĐ/tháng (300 USD). Mặc dù, cơ sở hạ tầng của Việt Nam không thể so sánh với người láng giềng giàu có Trung Quốc, nhưng các nhà đầu tư cho rằng họ có thể tự khắc phục nhược điểm này.

Vẫn có thể mất lợi thế…
Mặc dù có lợi thế về chi phí lao động thấp nhưng với tỷ lệ lạm phát hàng năm cao nhất ở châu Á - ngay cả sau khi giá cả tăng chậm lại ở mức 16,4% trong 2/2012 - lợi thế chi phí này của Việt Nam cũng không thể kéo dài lâu.

Báo cáo gần đây của hãng tư vấn quản lý McKinsey thì lợi tức nhân khẩu học của Việt Nam cũng bát đầu giảm dần. Độ tuổi lao động trung bình của Việt Nam là 27,4 thấp hơn so với 35,2 của Trung Quốc nhưng dân số Việt Nam cũng đang có xu hướng già hóa.

Một số công ty cũng bắt đầu phàn nàn về tình trạng thiếu lao động ở Việt Nam. Theo McKinsey, Việt Nam phải tăng năng suất lao động hơn 50% để bù cho sự suy giảm tốc độ tăng trưởng của lực lượng lao động, nếu muốn đáp ứng mục tiêu đầy tham vọng của chính phủ nước này là tăng trưởng kinh tế 7-8%/ năm đến trước năm 2020.

Làm gì dể tăng cường khả năng thu hút đầu tư
Hiện nay, Diễn đàn Kinh tế Thế giới xếp hạng Việt Nam đứng thứ 65, kém xa Sri Lanka và Thái Lan. Việc dựa vào cách thức phát triển tận dụng lợi thế nhân công rẻ không còn hiệu quả nữa. Việt Nam phải cải thiện công tác giáo dục, đào tạo và cố gắng đẩy mạnh đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D).
Bên cạnh đó, một trong những thách thức chủ yếu trong phát triển bền vững xuất phát từ việc ngân hàng đã gia tăng việc cho vay đến 33% trong thập kỷ qua. Mức tăng này dẫn đến nền kinh tế phát triển quá nóng, song song với việc tăng của những khoản nợ xấu. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể tiếp cận được các khoản vay với những tỷ lệ lãi suất thỏa đáng.

Mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã dần cắt giảm lãi suất và dự kiến sẽ tiếp tục giảm lãi suất 1% mỗi quý nếu cần, để đạt khoảng 10% vào cuối năm 2012, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các khoản vay.

Theo ông Bouchet, cần củng cố bộ máy trong các tổ chức, kể cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các công ty quốc doanh và các ngân hàng. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải cải thiện quy trình kế toán, tài chính và quản lý hành chính, nếu không họ sẽ không dành được lòng tin của các ngân hàng.
Cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay là cuộc khủng hoảng đầu tiên trong quá trình toàn cầu hóa. Các quốc gia bị bao vây và thách thức bởi các tác nhân kinh tế từ bên ngoài với mục tiêu ưu tiên là lợi nhuận cổ đông.
Trong cuộc đối đầu này, các quốc gia đã thất thế ngay ở thời kỳ đầu của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, khi họ phải khẩn cấp tái cơ cấu vốn của các ngân hàng bằng cách xã hội hóa các khoản vay.
Với cuộc khủng hoảng ngày càng sâu, rộng, các quốc gia cần tăng cường khung pháp l‎ý để bắt đầu khôi phục lại hệ thống tài chính với chức năng chính là trung gian tài chính phục vụ sản xuất kinh doanh. Khi đó, không còn có sự phân biệt giữa Bắc và Nam, các nước phát triển và các nước mới nổi, tất cả các quốc gia đều phải đối mặt với một thách thức mới là thay đổi để tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.
Theo Thitruongtaichinh.vn
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Xuất hiện giống tiêu “lạ” cho năng suất vượt trội

Vườn tiêu của ông Vũ Văn Hiệu, ở thôn Thuận Hưng, xã Thuận Hạnh, huyện Đăk Song thường xuyên đón tiếp nhiều khách đến tham quan, tìm hiểu gần đây khi trong vườn xuất hiện giống tiêu “lạ” cho năng suất rất cao. Theo đó, cả vườn tiêu 300 trụ đã 3 năm tuổi thì có khoảng 10 trụ “đột biến” cho trái...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây