Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sự lạm dụng và hiểu nhầm ý nghĩa tượng trưng tục hái lộc đầu xuân có thể gây ra sự phá hoại môi sinh.
Lộc tượng trưng cho những gì mới được hình thành, tương lai xán lạn và lâu dài đang chờ ở phía trước. Trong đêm sương lạnh, bạn ngồi cạnh chậu hoa và lắng nghe, bạn sẽ nghe và thấy tiếng chồi non cựa mình vươn ra, góp phần xuân sắc với đời. Cái mong manh của chồi non cần được ấp yêu chăm sóc, cái tương lai của mầm non mang đầy sức sống ấy làm chúng ta nghĩ đến những điều tốt đẹp và muốn hoàn thiện mình.
Lộc chỉ đẹp và mang đến cho ta niềm hy vọng, sự yêu đời khi ta biết nâng niu. Vào sân chùa bẻ cả 1 cành mai không phải là hái lộc (thậm chí có người còn quan niệm cành càng to, lộc càng nhiều). Rước 3 thẻ nhang về nhà cũng không phải là hái lộc mà có khi còn gây tai nạn cho người chạy xe phía sau. Lộc không phải là những vật thể rõ ràng và dễ chiếm hữu như thế.
Đại Việt sử ký toàn thư, trang 225 có viết: Năm 1126, vua xuống chiếu cấm nhân dân mùa xuân không được chặt cây. Từ thực tế hái lộc đầu xuân đang diễn ra, chúng ta thấy luật này của vua Lý đã đạt đến độ chân - thiện - mỹ. Rõ ràng luật của cây cối là xuân sanh, hạ trưởng, thu thâu, đông tàn. Chặt cây cối trong mùa xuân là tử hình sự sống, tử hình mùa xuân. Nhìn cây cối có chồi non, lộc biếc, ra hoa, nở nụ, chúng ta nên nghĩ luật này tượng trưng cho quyền thiêng liêng nhất của con người: quyền của sự sống trên sự chết, sự sống của mình nơi sự sống của người khác, nơi sự sống của mọi vật xung quanh.
Và, trong sương đêm se lạnh, trong thời khắc giao thừa thiêng liêng, trong sự tịnh tâm nhìn lại mình, sân chùa và vườn cây cho ta nguồn hy vọng bất tận về tương lai. Đó là Lộc.
Minh Phát Sưu Tầm
Cung cấp giống Tiêu Srilanka - Chuẩn giống Ceylon Khoo Tiêu Srilanka - Chuẩn giống Ceylon Khoo chuỗi dài, sức đề kháng mạnh, bộ rễ khỏe, năng suất cao