Cùng chung tâm trạng ấy, Vũ Thị Loan (Quảng Ngãi) tâm sự: “Gần đến Tết rồi mà tiền chẳng được bao nhiêu, thôi thì bắt xe về sớm chứ không mai mốt lại đắt đỏ”. Cuối năm công ty hết việc, Loan không phải tăng ca. Hơn một tháng nay, hôm nào công nhân cũng được về sớm từ lúc 4 giờ chiều. Tết đã cận kề mà việc chẳng có, nên Loan đành ngậm ngùi chia tay bạn bè nhà.
“Tâm lý ai đi làm ăn xa cũng vậy. Dù ở trong này lương thấp, ăn uống tiết kiệm, chắt bóp từng đồng, nhưng khi về quê, tụi em đứa nào cũng không muốn ở nhà biết điều này. Muốn về tết phải dành dụm từ đầu năm trước để sắm sửa một chút”, Nguyễn Văn Tân (28 tuổi, quê ở Hà Tĩnh”, ngậm ngùi. Mỗi người một hoàn cảnh, một nỗi niềm để rồi phải hối hả rời chỗ làm, ngẹn lòng khi chia tay bạn bè có cùng hoàn cảnh. Hành lý nhẹ tênh mà tâm tư ai dường như cũng trĩu nặng trên đường về.
Hàng chục nghìn lượt khách đổ về các bến xe, ngả đường trong những ngày này đa phần là người lao động phổ thông từ khu vực miền Trung đổ ra. Hành lý của họ năm nay chỉ có tư trang, quần áo và một ít hàng hóa, ít người xông xênh quà tết như năm ngoái.
Kẻ ở lại ngậm ngùi
Những ngày cuối năm, người người hối hả về quê quây quần bên mâm cơm đoàn tụ gia đình. Thế nhưng, cũng có những nỗi buồn, sự cô đơn trống trải của những công nhân phải ở lại xứ người đón tết.
Trong căn phòng rộng chật hẹp, chị Nguyễn Thị Vân (29 tuổi, quê Thanh Hóa) đang làm bữa cơm đạm bạc chia tay em trai. Công việc thất thường, cả năm dành dụm chả được bao nhiêu, nếu về quê cả hai chị em thì không còn tiền tiêu Tết. Vậy là chị quyết định hy sinh cho em, ở lại Biên Hòa ăn Tết cùng một số anh em công nhân. Chị kể: “Cho em nó về, mình ở lại cũng hơi buồn nhưng đành chịu thôi. Nó còn trẻ, bắt nó ở lại sao được”. Bữa cơm chia tay lặng lẽ, chốc chốc lại nghe tiếng thở dài.
Sau khi đưa hai mẹ con ra bến xe mà ruột gan anh Phạm Văn Thuần (quê ở Thái Bình) buồn vui lẫn lộn. Xe chuẩn bị xuất bến, anh hết hôn hít cậu con trai 8 tuổi rồi lại nắm tay vợ. “Về quê nhớ mặc áo ấm cho con em nhá, ngoài đó lạnh lắm đấy. Qua Tết anh ra đón mẹ con em vào” - tiếng anh lạc đi khi chiếc xe khách rồ ga vụt chạy. Trở về phòng trọ lạnh lẽo, vắng tanh, có lẽ năm nay là xuân buồn nhất của anh. Nhưng anh cũng vừa kiếm được công việc bảo vệ cho một hàng ăn trong mấy ngày Tết. Số tiền không nhiều nhưng cũng có đồng tiêu vặt.
Sau phút giây trải lòng, đôi mắt ai cũng đỏ hoe vì câu chuyện ngày đoàn tụ chưa thật trọn vẹn. Tuy nhiên, năm mới Nhâm Thìn sắp đến gần, ai cũng hy vọng năm sau sẽ đón một cái Tết ấm cúng và sum vầy hơn.
Theo Dân trí
Vườn tiêu của ông Vũ Văn Hiệu, ở thôn Thuận Hưng, xã Thuận Hạnh, huyện Đăk Song thường xuyên đón tiếp nhiều khách đến tham quan, tìm hiểu gần đây khi trong vườn xuất hiện giống tiêu “lạ” cho năng suất rất cao. Theo đó, cả vườn tiêu 300 trụ đã 3 năm tuổi thì có khoảng 10 trụ “đột biến” cho trái...