Để phục vụ việc nghiên cứu, các nhà khoa học đã mời 560 các cụ ông và cụ bà, tuổi từ 50 đến 70 tham gia. Đầu tiên, người ta phân tích hàm lượng đường glucôzơ trong máu từng người, sau đó chia các cụ thành 3 nhóm có hàm lượng đường ở mức cao, trung bình và thấp.
Người ta cũng tách riêng một nhóm bị tiểu đường có lượng đường huyết cao, gồm 33 người. Sau đó chụp ảnh những người tham gia thí nghiệm. Họ mời 60 người nhìn vào ảnh để đoán tuổi của từng người (tính đến tháng).
Hóa ra, ngoại hình của những người tham gia thử nghiệm không phụ thuộc vào chỉ số khối lượng cơ thể (BMI), họ nghiện hút hay không, có tắm nắng thường xuyên không mà phụ thuộc vào nồng độ glucôzơ có trong máu. Nếu nồng độ glucôzơ trong máu càng cao thì trông càng già, mặt càng nhăn nheo, da càng đồi mồi, mắt càng đục...
Theo các chuyên gia, những người trông già nhất chính là những người bị bệnh tiểu đường. Họ thường già hơn từ 1 năm 7 tháng so với những người cùng tuổi nhưng lượng đường trong máu thấp. Sự chênh lệch về tuổi tác (đoán theo nét mặt) giữa người có hàm lượng đường trong máu cao và thấp là 1 năm.
Theo đánh giác của các nhà khoa học, hàm lượng đường trong máu tăng 0,18 gam thì nhìn trên nét mặt sẽ có cảm giác già hơn 1 tuổi.
Theo vietnamnet
Năm 2019, Đắk Lắk là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 10 về số dân, xếp thứ 22 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 41 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 37 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1,87 người dân[3], số liệu kinh tế -...