Ảnh minh họa
Đây là chương trình bảo hiểm xã hội tự nguyện hoặc bắt buộc có cơ chế tạo lập quỹ từ sự đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động. Từ 1/6, những người lao động thuộc tập đoàn, doanh nghiệp lớn muốn tham gia bảo hiểm hưu trí sẽ bắt đầu đóng góp gây quỹ. Số tiền người lao động đóng góp sẽ được chuyển vào tài khoản cá nhân của họ tại ngân hàng và tích lũy cho đến tuổi nghỉ hưu. Mức đóng là 5-10% thu nhập thực tế hằng tháng nhưng không quá 10 triệu đồng.
Đến tuổi nghỉ hưu, người lao động được hưởng một khoản lương hàng tháng trích ra từ quỹ này cho đến cuối đời (bên cạnh chế độ hưu trí cơ bản đã được Nhà nước chi trả). Theo tính toán, nếu người lao động đóng góp trong 15 năm và sống sau khi nghỉ hưu 15 năm, số tiền tối thiểu được hưởng từ tài khoản hưu trí bổ sung là 5,56 triệu đồng một tháng (nhận trong 15 năm). Sau thời gian thí điểm, cơ quan này sẽ tiếp tục hoàn thiện chính sách và mở rộng phạm vi áp dụng đối với các loại hình doanh nghiệp khác.
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết việc áp dụng chương trình này là cần thiết, bởi những năm gần đây, tuổi thọ của người Việt Nam tuy tăng lên, nhưng do điều kiện làm việc độc hại nên khi đến tuổi nghỉ hưu, sức khỏe thường suy giảm và hay ốm đau. Do vậy, chỉ với chế độ hưu trí cơ bản sẽ khó đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống.
(Theo VnExpress)
Vườn tiêu của ông Vũ Văn Hiệu, ở thôn Thuận Hưng, xã Thuận Hạnh, huyện Đăk Song thường xuyên đón tiếp nhiều khách đến tham quan, tìm hiểu gần đây khi trong vườn xuất hiện giống tiêu “lạ” cho năng suất rất cao. Theo đó, cả vườn tiêu 300 trụ đã 3 năm tuổi thì có khoảng 10 trụ “đột biến” cho trái...