Nuôi... thú dữ
Nuôi chó Tây, chim hiếm, cá cảnh độc… giờ đây đã không còn thể hiện được đẳng cấp nữa. Đại gia bây giờ là phải nuôi trăn khổng lồ, rắn cực độc, gấu, hổ, cá sấu…Tóm lại là “thứ dữ phải đi liền với thú dữ”.
Mốt nuôi thú dữ bắt đầu được giới nhà giàu ưa chuộng từ khoảng 3 - 4 năm trở lại đây. Các đại gia đua nhau săn lùng những con thú lạ, thú độc, càng đứng đầu danh sách đỏ càng tốt. Trong nước không có thì đánh mối bên Lào, Campuchia, Ấn Độ… làm sao càng dữ, càng “độc” thì mới thể hiện được đẳng cấp. Thường thường thì "chơi" đà điểu, heo rừng, hươu, sóc, khỉ… Còn thời thượng, tay chơi hơn thì trong bộ sưu tập phải có gấu, có hổ, báo, hay sư tử, tê giác, trăn, rắn độc… trong vườn nhà.
Thú chơi của nhiều đại gia bây giờ là ra vùng ngoại ô, cất biệt thự vườn, mở một trang trại mini, và săn, tậu cho kỳ được những con quái thú càng lạ, càng độc chiêu càng tốt. Với danh sách những “vật nuôi” kể trên, con số trăm triệu đồng phải bỏ ra là điều không khó tưởng tượng, đấy là chưa kể các khoản chuồng trại, thức ăn và một đội ngũ chăm sóc, trông nom, dạy dỗ “thú cưng”… đi kèm.
Câu nói của vị đại gia kinh doanh bất động sản cất biệt thự vườn ở Quận 12 (TP.HCM) tuyên bố trên báo chí cách đây ít lâu hẳn vẫn khiến nhiều người phải “choáng váng”: “Nuôi cá kiểng đâu có gì độc đáo. Tao xây hồ nuôi luôn chục con cá… sấu làm kiểng, mới oai! Chiều chiều ngồi nhìn đàn cá sấu đớp mồi để… thư giãn đầu óc”.
Ăn… vàng, uống vàng
Khoảng đầu năm 2005, ở Thanh Trì, Hà Nội bỗng xuất hiện một nhà hàng sang trọng với tên gọi Kim Ngân Ngự Thiện. Điều đặc biệt chính là nhà hàng này chỉ bán đồ ăn có rắc vàng. Sau đó, Kim Ngân Ngự Thiện bị Cục An toàn Thực phẩm - Bộ Y tế kiểm tra, ra kết luận vàng không nằm trong danh mục các vi chất, siêu vi chất cần thiết cho cơ thể nên không được cho vàng vào thức ăn nữa. Từ đó, nhà hàng ít khách hẳn rồi cũng đóng cửa. Song việc Kim Ngân Ngự Thiện ngừng hoạt động và kết luận của các cơ quan y tế cũng chỉ làm cơn sốt vàng, uống vàng lắng xuống trong một thời gian ngắn mà thôi.
Những năm gần đây phong trào ăn vàng, uống vàng quay trở lại rầm rộ hơn. Với đam mê đi tìm sự hoàn hảo trong sức khỏe và cả sắc đẹp, nhiều người sẵn sàng bỏ ra không ít tiền của để đưa vàng vào cơ thể qua đường ăn uống. Một chai rượu trắng có trộn vàng cám hiệu ORO có dung tích 0,75 ml được mang từ Ấn Độ về có giá hơn 5 triệu đồng. Rượu với độ cồn 43,5%, thể tích 750ml, xuất xứ Italia với những miếng vàng lá nhỏ li ti nổi long lanh trong chai rượu khoảng 7 triệu đồng 1 chai.
Chưa hết, người ta còn nghĩ ra cách nghiền nát vàng rồi trộn vào nhân bánh trung thu, bán khoảng 3 triệu đồng/chiếc, hay thậm chí mua bụi vàng 24K cho vào thức ăn nhằm tăng cường sức khỏe. Với khoảng 10 triệu đồng 1 lọ 5 gram, người dùng còn được quảng cáo sử dụng bụi này rắc vào thức ăn thay tiêu, bột nêm có thể tăng cường sức khỏe, săn chắc da, bổ sung khoáng chất để tái tạo vẻ đẹp thanh xuân.
Làm đẹp cũng bằng… vàng
Dạo gần đây, tại các trung tâm Spa làm đẹp rộ lên dịch vụ đắp mặt nạ bằng vàng lá 24 cara. Đây là bí quyết dưỡng sắc để có vẻ đẹp hoàn hảo như những nữ thần, được lưu truyền từ thời Ai Cập cổ đại và chỉ dành cho những nữ hoàng như Nefertiti hay Cleopatre.
Hiện giờ, ở Việt Nam, giới đại gia đã quá quen thuộc với dịch vụ này. Với khoảng từ 1,8 đến 4 triệu đồng cho một lần đắp mặt kéo dài 90 đến 120 phút, da mặt sẽ được phủ một lớp vàng mỏng, được kết hợp với collagen nguyên chất hoặc tinh chất kén tằm vàng. Sau đó, các chuyên gia làm đẹp còn sử dụng máy ánh sáng IPL hoặc máy Oxygen Zet, RF… để tác dụng thẩm thấu vàng được hoàn hảo hơn. Sau khoảng 7 đến 9 lần đắp mặt nạ vàng như vậy, làn da sẽ trẻ hóa, giảm nếp nhăn, giảm sẹo, mờ vết thâm nám hay tàn nhang, giúp da săn chắc, mềm mịn và trắng hơn.
Thực ra, dịch vụ đắp mặt nạ vàng này đã có mặt tại Việt Nam từ cuối năm 2007 tại một thẩm mỹ viện tại TP.Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, cho đến bây giờ, nó vẫn gây “shock” cho quá nhiều người trong mỗi lần nhắc đến bởi tính vương giả và… tốn kém. Thậm chí hãng thông tấn nổi tiếng Reuters còn biết đến và giới thiệu về dịch vụ làm đẹp xa xỉ này ở Việt Nam trên báo chí của mình.
Năm 2019, Đắk Lắk là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 10 về số dân, xếp thứ 22 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 41 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 37 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1,87 người dân[3], số liệu kinh tế -...