Tuy nhiên để tái canh một vườn cà phê là một vấn đề khó khăn cho bà con nông dân ko chỉ về nguồn vốn đầu tư mà còn đòi hỏi cao về kỹ thuật. Những năm qua CTY TNHH MTV Cà Phê Thắng Lợi, Krông Păc, Daklak đã thành công trong việc tái canh các vườn cà phê già cỗi kém năng suất. Sau đây tôi xin chia sẽ với bà con về quy trình xử lý đất tái canh của cty được áp dụng trong những năm gần đây:
* CHUẨN BỊ ĐẤT
- Nhổ bỏ cây cà phê sau khi thu hoạch, thu gom toàn bộ thân, cành, rễ ra khỏi lô ( hoặc đốt ) cày đất tơi xốp bằng máy cày ở độ sâu 40cm theo chiều ngang và chiều dọc của lô.
* LUÂN CANH CẢI TẠO:
Đây là quy trình quan trọng để cải tạo đất và loại bỏ mầm bệnh .
- Cải tạo đất trong 3 năm, 2 năm đầu trồng ngô (1 năm 2 vụ ) nhằm thay đổi cây ký chủ và mang lại hiệu quả kinh tế cho những hộ nhận khoán có cà phê thanh lý .
Ảnh : Trồng bắp cải tạo đất trong những năm đầu.
- Năm thứ 3 trồng muồng hoa vàng 2 vụ/ năm vụ một trồng vào đầu mùa mua (tháng 5) với mật độ dày từ 40/50cm một hàng và đến cuổi tháng 7 khi cây muồng cao 1m bắt đầu ra hoa thì tiến hành cày xới vùi cây muồng xuống đất.
Ảnh : Trồng muồng vàng cải tạo đất trong những năm sau.
Bắt đầu gieo vụ 2 vào đầu tháng 8 đến tháng 11 tiếp tục cho cày vui và phơi ải đất để năm sau trồng tái canh cay cà phê ( năm thứ 4 ) muông vàng là cây họ đậu có hàm lượng chất xanh cao . rễ có nốt sần, có vi sinh vật cố định đạm , thân lá có hàm lượng dinh dưỡng cao khả năng cải tạo đất tốt, giúp nâng độ phì nhiêu của đất vừa luân canh thay đổi cây ký chủ của mầm bệnh đặc biệt là tuyến trùng .
Ảnh : Xử lý đất, cày phơi ải tỉa cây họ đậu chuẩn bị xuống giống.
Đây là toàn bộ quy trình xử lý đất tái canh của CTY TNHH MTV Cà Phê Thắng Lợi mong bà con nông dân áp dụng để đạt hiệu quả tốt .