Bộ máy khổng lồ đang có nguy cơ phình thêm
Theo GS Nguyễn Lân Dũng, hiện nay cả nước có 63 tỉnh và TP, 47 quận, 43 thị xã, 553 huyện, 1.403 phường, 604 thị trấn, 9.084 xã, trên 750 đô thị, 10.000 điểm dân cư nông thôn, 250 KCN sẽ thành đô thị trong tương lai. Theo quy định hiện nay xã loại 1 được phép có không quá 25 biên chế, xã loại 2 không quá 23 và xã loại 3 không quá 21 biên chế. Nếu lấy 9.084 xã cộng với 1.403 phường và 604 thị trấn thì có 11.091 xã, phường, thị trấn, nhân với trung bình 23 chức danh thì đã có 48.093 cán bộ cấp xã, phường, thị trấn ăn lương ngân sách. Còn số cán bộ cấp huyện và tương đương là 643 nhân với trung bình 90 biên chế thành 57.870 cán bộ... Thầy cô giáo đã tới trên 1 triệu người rồi.Tổng cộng số người ăn lương từ ngân sách Nhà nước hiện nay nghe nói có tới khoảng 7,5 triệu người.
Bên cạnh lương tăng, hàng loạt các loại phụ cấp tăng. 1 triệu nhà giáo được tăng phụ cấp thâm niên lên 5% cộng với phụ cấp đứng lớp, bác sỹ phẫu thuật, những người về hưu… cũng tăng. Riêng đội ngũ cán bộ cấp xã, họ được tăng phụ cấp trách nhiệm: Bí thư Đảng ủy xã được 2%, Phó Bí thư và CT UBND, CT HĐND 1,9%, PCT UBND, Thường trực Đảng ủy, Chủ tịch MTTQ- 1,8%, P.trưởng các tổ chức chính trị - xã hội như Hội nông dân, CCB, Phụ nữ, Đoàn TNCS, Ủy viên UBND… là 1,7%. Ngoài ra họ còn được bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. “Tôi liệt kê ra như thế để thấy, bộ máy của chúng ta hết sức cồng kềnh và ngân sách Nhà nước phải chi cho đội ngũ cán bộ hiện nay là cực kỳ lớn. Không ít người không rõ đang làm cái gì, có xứng đáng với đồng lương tuy không cao lắm đó không” – GS Dũng nói.
Số cán bộ khổng lồ trên là ông mới chỉ tính các chức danh được nhà nước quy định và ngân sách nhà nước trả lương, còn một đội ngũ cán bộ khổng lồ nữa ở cấp xã, thôn do cấp này ban phát như 1 xã ở Thanh Hóa có đến 500 cán bộ ăn phụ cấp từ hạt thóc đóng góp của dân, cộng tất cả vào thì số lượng cán bộ ở nước mình hiện nay phải khủng khiếp hơn nhiều?
Ngoài các chức danh vừa nêu, thì Nhà nước không cho phép cấp xã, thôn thêm cán bộ ăn lương, dù lương đó không phải của nhà nước. Số cán bộ mà tự xã ban cho và thu thóc của dân để nuôi cán bộ đó là hoàn toàn sai. Không có luật nào quy địnhnhư thế cả.
Bộ máy của chúng ta đã quá cồng kềnh như thế, hiện nay một số Bộ, ngành lại có ý định lập thêm các Sở, xin thêm biên chế diễn ra ở nhiều nơi, quan điểm của ông về việc này như thế nào?
Đúng là các phòng, ban ở các Sở hiện nay đang có xu hướng nâng cấp thành chi cục. Mà chi cục thì theo quy định phải có từ 20 biên chế trở lên. Nếu việc thành lập thêm các Sở mà hiệu quả không rõ ràng, không hơn trước thì người cho phép lập Sở mới phải chịu trách nhiệm.
Với bộ máy khổng lồ như thế này, chúng ta có tăng lương cán bộ cũng không thể đủ sống được thưa ông?
Thực tế cho thấy, chúng ta đã tăng lương liên tục, nhưng đồng lương đó không thể đảm bảo cho cán bộ công chức đủ sống. Lương cơ bản hiện nay cho tiến sỹ trên 3 triệu, thạc sĩ trên 2 triệu, cử nhân hy kỹ sư trên 1 triệu... Thế thì họ sống sao nổi. Ông TGĐ EVN nói rằng mức lương trung bình của nhân viên thuộc EVN chỉ có 7,5 triệu đồng/tháng, không thể đủ sống. Thế thì người khác, như tôi đây thuộc loại cao nhất ĐHQG Hà Nội sau khi về hưu cũng chỉ có 5 triệu/tháng thì sống làm sao?
Chỉ bỏ biên chế chứ không thể giảm
Số cán bộ công chức ăn lương lên đến 7,5 triệu người thì chả có ngân sách nào kham nổi. Chúng ta đã biết điều này và đã cố gắng giảm biên chế, nhưng 4 năm thực hiện cắt giảm biên chế lại tăng lên tới 25%, tại sao thế?
Theo GS Nguyễn Lân Dũng, hiện nay cả nước có 63 tỉnh và TP, 47 quận, 43 thị xã, 553 huyện, 1.403 phường, 604 thị trấn, 9.084 xã, trên 750 đô thị, 10.000 điểm dân cư nông thôn, 250 KCN sẽ thành đô thị trong tương lai. Theo quy định hiện nay xã loại 1 được phép có dưới 25 biên chế, xã loại 2 dưới 23 và xã loại 3 dưới 21 biên chế. Nếu lấy 9.084 xã cộng với 1.403 phường và 604 thị trấn thì có 11.091 xã, phường, thị trấn, nhân với trung bình 23 chức danh thì đã có 48.093 cán bộ cấp xã, phường, thị trấn ăn lương ngân sách. Còn số cán bộ cấp huyện và tương đương là 643 nhân với trung bình 90 biên chế thành 57.870 cán bộ... Tổng cộng số người ăn lương từ ngân sách Nhà nước hiện nay khoảng 7,5 triệu người. |
Tôi có hỏi một ông thủ trưởng là có đuổi được nhân viên của ông do không chịu làm việc không, ông nói không đuổi được. Lý do nếu đuổi 1 nhân viên thì sau đó sẽ có hàng chục đoàn đến thanh tra, kiểm tra, mệt mỏi lắm. Tôi lại hỏi, vậy thì cho ở nhà mà ăn lương được không? Ông này trả lời là cũng không được, vì các nhân viên khác chịu sao được!. Vấn đề là con ông cháu cha ở trong chuyện đó đấy. Vấn đề là lương không đủ sống thì mỗi cơ quan đều luôn có “vấn đề này ,vấn đề kia” nên không thể đuổi những người không làm được việc được.
Vậy, theo ông, làm cách nào để cắt giảm được lượng cán bộ khổng lồ như hiện nay, tăng lương cho những cán bộ thực sự làm được việc?
Ai giảm biên chế? Ai có quyền giảm? Như tôi đã nói ở trên không có cách nào giảm được, giảm là kiện cáo. Chỉ có bỏ biên chế đi thôi chứ không thể giảm được đâu. Phải kiên quyết bỏ hẳn biên chế cứng. Thay vào đó là hợp đồng , là khoán quỹ lương gắn với giao nhiệm vụ. Chủ tịch UBND tỉnh, Bộ trưởng, Vụ trưởng, Cục trưởng cần bao nhiêu người ký hợp đồng bấy nhiêu, ai giỏi trả lương cao họ sẽ làm, không giỏi thì tự bỏ, hoàn thành nhiệm vụ mới trả lương, không thì không trả, như vậy chỉ có cán bộ giỏi, không có cán bộ dốt. và như vậy thì cán bộ giỏi mới không bỏ cơ quan ra làm cho các Công ty tư nhân hay Công ty nước ngoài.
Thủ trưởng cơ quan toàn quyền quyết định việc lương cao hay lương thấp. Nếu nhiệm vụ giao không hoàn thành thì ...xuất toán (!). Như thế thì con ông cháu cha, hay ê kíp này nọ cũng không quan trọng nữa, miễn là cạnh tranh lành mạnh, thi nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Nhưng thưa ông, ở nước mình, trong nhiều cơ quan công quyền, nhiệm vụ đôi khi không rõ ràng, vậy việc khoán lương đi đôi với giao nhiệm vụ như ông nói sẽ khó thực hiện được?
Tôi có hỏi ông Vũ Đức Khiển, nguyên Chủ nhiệm UB Pháp luật của QH, tại sao Trung Quốc có tới 3.000 nghị sỹ, nhưng 1 năm chỉ họp 1 lần với thời gian rất ngắn gọn, chả có thảo luận gì , vậy mà việc làm luật của họ thì đâu ra đó, ít phải sửa đổi. Vấn đề là họ có 400 người là các chuyên gia hàng đầu của đất nước chuyên làm luật phục vụ cho Quốc hội và được hưởng mức lương rất cao. Liệu mình có thực hiện được như thế không? Hộ đông dân chọn 400 chuyên gia, ta ít dân chọn 40 chuyên gia thật giỏi vào để làm chuyện này, khỏi giao cho các Bộ soạn thảo luật?
Ông ấy hỏi lại tôi: Ai là người đứng ra trả lương cao, ai về bộ phận đó làm gì, các chuyên gia giỏi làm thẩm phán, làm chánh án… tiền nhiều, quyền lớn, ai chịu về đó ? Tôi tranh luận lại: nếu bây giờ xây dựng 1 luật mà khoán trả bao nhiêu tỉ đồng một luất thì làm được thôi. Sẽ chỉ trả tiền cho những chuyên gia xây dựng luật này khi luật được thông qua về cơ bản. Không được thông qua sẽ không trả cao như vậy. Như thế, sẽ có rất nhiều người giỏi tình nguyệntham gia.
Ví dụ khoán cho Chủ tịch UBND huyện, hay xã và gắn với giao nhiệm vụ thì có được không, ở cơ quan hành chính nhiệm vụ không được rõ ràng và đánh giá là rất khó?
Phải bỏ phiếu tín nhiệm thủ trưởng, QH đã có quy chế bỏ phiếu tín nhiệm các cán bộ do Quốc hội bầu ra hay thông qua kiến nghị của Chính phủ. Bộ trưởng yêu cầu các Cục, Vụ, Viện… thực hiện bỏ phiếu tín nhiệm Cục trưởng, Vụ trưởng, Viện trưởng... Từ trên xuống dưới đều phải bỏ phiếu tín nhiệm. Việc bỏ phiếu tín nhiệm phải diễn ra thường xuyên. Ai không đủ tín nhiệm sẽ mất chức. Ví dụ, tới đây nếu các Sở mới ra đời, bộ máy phình ra mà không có hiệu quả thì phải bỏ phiếu tín nhiệm người có trách nhiệm ra các quyết định này.
Cảm ơn ông về cuộc trao đổi thẳng thắn này!
Nguồn Báo Nông Nghiệp
Năm 2019, Đắk Lắk là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 10 về số dân, xếp thứ 22 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 41 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 37 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1,87 người dân[3], số liệu kinh tế -...