Cái tật cố hữu của con người ta là hay đổ tội cho người khác, cho trời đất vạn vật mà quên nhìn lại mình. Thử đi một vòng, lắm đại gia thuê người vào rừng, lên núi đào đá bứng cây… đem về làm cảnh quanh nhà mình. Nay miệt sông biển có lưới cào, ở mạn ngược cũng khai thác tận diệt thiên nhiên đâu kém lưới cào kia. Liệu họ có biết cho rằng chỉ cần một cơn thịnh nộ, một cơn lũ quét, bao nhiêu đá két cây cối tha về phố đều cũng có thể bị cuốn trôi cùng với họ ra biển trong nháy mắt.
Khắp nơi trên thế giới, con người đang phải sống chung với lắm thiên tai. Nơi thì hạn hán, chỗ thì mưa lũ. Nơi oằn mình vì bão dữ. Chỗ cuồng phong phá tợn… Nhưng, nói là nói vậy do thiên tai, hầu hết đều có nguồn gốc từ con người.
Trong tạp chí Nature climate change mới đây, hai nhà khoa học có tên Dim Coumou và Stefan Ramstorf thuộc Đại học Potsdam của nước Đức đã cho rằng chỉ trong mười năm trở lại đây, biến đổi khi hậu đã trở nên khốc liệt chưa từng có.
Họ đã đưa những chứng cớ hết sức gần gũi với nhân lọai. Như, vào năm 2003, toàn châu Âu đã phải chịu một đợt nắng nóng nhất từ 500 năm nay, làm cho chừng 70 ngàn người thiệt mạng; rồi các đợt nắng nóng lạ thường xảy ra tại các cánh rừng ở Úc vào năm 2009; ở nước Nga, đợt nắng nóng vào năm 2010 ước có thể làm 11 ngàn người mất mạng, chỉ quanh thủ đô Mát-xcơ-va. Chưa hết, vào năm ấy, do hạn hán và hỏa họan, sản lượng ngũ cốc của Nga giảm 30% nên họ đành phải cấm xuất khẩu lúa mì. Theo các nhà khoa học, từ năm 1500 đến nay, chỉ trong 10 năm đổ lại đây, đã có hết 9 năm trái đất có nền nhiệt độ cao hơn nền nhiệt độ bình quân được tính từ năm 1500 đến 2002. Trong đó, các năm 2010, 2005 và 1998 có nhiệt độ cao kỷ lục.
Nghi phạm lớn nhất của khí hậu nóng dần lên của trái đất là do con người thải quá nhiều khí nén và nhất là CO2 vào trong bầu khí quyển.
Chưa đủ. Mưa cũng làm trời làm đất không kém. Nhớ vào thán g 7 năm 2010, một trận lụt kinh hoàng tại Pakistan đã làm cho 20 triệu người chịu ảnh hưởng và có đến 3.000 người bị lụt cuốn trôi. Tháng 12 năm ấy, các vùng phía đông nước Úc cũng bị trận lụt tồi tệ làm thiệt hại chừng 2,5 tỉ đô la Úc. Biến đổi khi hậu, ít ra tại Mỹ, châu Âu và nước Úc, đã làm lượng mưa tăng thêm 1/3 trong suốt thế kỷ trước. Còn tại châu Âu, trong vòng 150 năm qua, lượng mưa vào mùa đông tăng lên gấp tám lần. Lượng hơi nước trong bầu khí quyển cũng tăng gấp 4 lần tính từ năm 1970.
Rồi lại đến nững trận bão nhiệt đới, cuồng phong và lốc xoáy diễn ra cấp tập trong giai đọan này. Có thể nói năm 2004 là năm có tần suất bão nhiều nhất và cường độ của gió bão cũng lớn gấp đôi. Vào năm 2007, một trận cuồng phong tàn phá nghiêm trọng đất nước Oman.
Dĩ nhiên, có thể từng vùng trên trái đất đang trong chu kỳ chuyển đổi khí hậu. Nhưng chung quy, cũng do bàn tay con người, tàn phá thiên nhiên, chạy theo tiện nghi, làm trái đất ngày càng nóng dần lên.
Theo SGTT
Đúng vậy. Thời tiết, trời đất nay chướng thiệt rồi. Hãy ra tay làm một cái gì đó, dù nhỏ, để cứu trái đất, hay ít ra làm dịu lại nơi mình sinh sống. Như, hãy thò tay tắt máy lạnh, giảm ngọn đèn… hay ngay cả đi bộ vài cây số thay cho thói quen ngồi trên xe máy xả khói mù trời… để tự cứu mình vậy.
Vườn tiêu của ông Vũ Văn Hiệu, ở thôn Thuận Hưng, xã Thuận Hạnh, huyện Đăk Song thường xuyên đón tiếp nhiều khách đến tham quan, tìm hiểu gần đây khi trong vườn xuất hiện giống tiêu “lạ” cho năng suất rất cao. Theo đó, cả vườn tiêu 300 trụ đã 3 năm tuổi thì có khoảng 10 trụ “đột biến” cho trái...