8 thực phẩm "đánh tan" bệnh dạ dày

Chủ nhật - 01/04/2012 06:20

Minh họa

Minh họa
Bổ sung những thực phẩm có lợi là biện pháp đẩy nhanh quá trình tiêu hóa và loại bỏ rắc rối với dạ dày.








Hội chứng dạ dày – tá tràng là một trong những biểu hiện thường gặp nhất trong các bệnh lý đường tiêu hóa. Đây là hội chứng gồm nhiều triệu chứng khác nhau như: đau vùng thượng vị, ăn không tiêu, đầy bụng, cảm giác mau no, buồn nôn, nôn và ợ hơi sau ăn…

Do nhiều nguyên nhân gây ra (viêm, loét, bệnh dạ dày chức năng…) nên cách điều trị bệnh cũng khác nhau tùy điều kiện sức khỏe từng người. Để hạn chế những khó chịu mà căn bệnh này gây ra, bạn chú ý bổ sung một số thực phẩm có lợi sau vào thực đơn hàng ngày:

Thực phẩm thô

Ăn nhiều thực phẩm thô thay cho thực phẩm tinh lọc là giải pháp chính trong chế độ dinh dưỡng đối với người bị rối loạn tiêu hóa, các chứng bệnh về đau/ loét dạ dày. Thực phẩm thô hay các loại hạt toàn phần bao gồm gạo lức, nếp lức, bắp, các loại đậu, một số hạt có chất béo như mè, hạt điều, hạt bí còn nguyên lớp màng ngoài của hạt…

Sở dĩ nên bổ sung các thực phẩm thô vì trong chúng có nhiều chất xơ, sinh tố và chất khoáng, những sinh tố nhóm B cần thiết cho nhu cầu chuyển hóa các chất và tiêu hóa thức ăn. Thêm vào đó, hạt thô có nhiều chất chống oxy hóa quan trọng bảo vệ lớp màng tế bào ở thành trong của dạ dày.

Táo

Táo có tác dụng bôi trơn hệ tiêu hóa, giảm các triệu chứng tiêu chảy, đồng thời cung cấp kcal cho cơ thể. Lớp vỏ (da) táo chứa pectin, là một loại sợi thiên nhiên có tính hòa tan, giãn nở khi gặp nước, có thể thúc đẩy sự hoạt động của dạ dày và đường ruột, giúp cho quá trình bài tiết thuận lợi hơn, cũng rất hữu ích với người bị táo bón. Để tránh hệ tiêu hóa phải làm việc quá tải khi chống chọi với các cơn đau dạ dày, bạn có thể làm sinh tố hoặc các món mứt táo yêu thích.

Táo

Bánh mì nướng

Giống với các loại thực phẩm thô, bánh mì nướng tạo thêm các axit trong dạ dày, khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn và không chứa quá nhiều chất béo. Tuy nhiên, lưu ý nhỏ là bạn hãy tránh xa bơ và mứt cho đến khi dạ dày của bạn làm việc tốt hơn.

Bánh mì nướng

Canh/ Soup

Những người đau/ viêm/ loét dạ dày nên thường xuyên nấu các loại canh/ soup, một phần vì thức ăn khi đó đã được nấu chín, không gây áp lực với hệ tiêu hóa và giảm thiểu chất béo hấp thụ vào cơ thể.

Canh/ Soup

Trà thảo mộc

Các loại trà thảo dược (không chứa caffeine – chất có thể khuyến khích việc tạo acid trong cơ thể) giúp điều hòa hệ thống tiêu hóa, ngăn các chứng khó chịu, đầy bụng. Trà thảo dược chiết xuất từ hoa cúc được khuyên dùng vì chúng có tác dụng giảm viêm nhiễm trong dạ dày. Lưu ý nhỏ khi bạn yêu thích các loại trà bạc hà, vì chúng làm cơ vòng thực quản dưới co giãn, cho phép các acid vào trong dạ dày, gây ra chứng ợ hơi.

Nước dừa

Là chất lỏng tinh khiết nhất đứng thứ hai sau nước tinh khiết, nước dừa chứa nhiều các chất điện phân, canxi, kali, magie…và các chất khoáng tốt cho cơ thể, giúp giảm các vấn đề về tiết niệu và tiêu diệt các vi khuẩn đường ruột.

Nước dừa

Gừng

Thêm gừng vào thực đơn hàng ngày, uống trà gừng hoặc ăn một vài lát gừng sống sẽ giúp cải thiện chức năng tiêu hóa. Đây cũng là cách đơn giản nhất để điều trị tình trạng đau dạ dày, đầy hơi, khó tiêu…

Theo dep.com

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

GIỚI THIỆU Đắk Lắk

Năm 2019, Đắk Lắk là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 10 về số dân, xếp thứ 22 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 41 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 37 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1,87 người dân[3], số liệu kinh tế -...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây