Nguy Cơ: 'Vỡ trận' lan đột biến?

Thứ tư - 02/06/2021 22:39
Từng được biết đến với những cuộc giao dịch thổi lên giá tiền tỷ, tuy nhiên thời gian gần đây, lan phi điệp đột biến đang được nhiều nhà vườn rao bán với mức giá rẻ song vẫn khó bán vì không mấy ai mặn mà.
Minh hoạ
Minh hoạ

Mở đầu cho cơn sốt lan đột biến chính là thời điểm giữa năm 2018, khi một người trồng lan ở Thừa Thiên - Huế được cho là đã bán giò lan đột biến cho một dân chơi lan ở Hải Phòng với giá lên tới 700 triệu đồng.
Thời điểm đó, khi dư luận chưa kịp hết xôn xao về giò lan giá 700 triệu đồng, giới chơi lan được một phen điên đảo khi trên các diễn đàn có phát trực tiếp một cuộc giao dịch phong lan tiền tỷ.
Chủ nhân của cây lan đặc biệt có tên “Bướm đại ngàn” đã quay clip phát trực tiếp cuộc giao dịch, chuyển giao cây cho một chủ khác. Số tiền để sở hữu cây lan “Bướm đại ngàn” được cho là lên tới 1,1 tỷ đồng. Đặc biệt hơn cây lan này chỉ có độ dài hơn 20cm.
Sau hai cuộc giao dịch trên, các thương vụ mua bán lan đột biến bùng nổ. Một cây lan phi điệp có tên 5 cánh trắng Bảo Duy được hét giá 2,7 tỷ đồng; gốc Giã Hạc đột biến 5 cánh trắng của chủ nhân người Ninh Thuận được cho là bán thành công cho một người ở Đà Nẵng với giá gần 7 tỷ đồng…
Từ giữa tháng 12/2020, giá của mỗi thương vụ giao dịch đã giảm đi đáng kể so với thời điểm giữa năm 2020.
Người “say đòn” có thể bỏ tiền tỷ ra mua về nhưng sau đó không thanh khoản được, đành phải ôm một đống nợ và cây hoa không có giá trị thực.
Dòng Phi điệp 5 cánh trắng Hà Tĩnh sau quãng thời gian sốt giá, có thời điểm được rao 3 - 4 triệu đồng/cm thì ở thời điểm hiện tại hầu như không còn được nhiều người quan tâm, ít giao dịch diễn ra. Nếu có thương vụ giao dịch thì cũng chỉ rơi vào khoảng 500.000-700.000 đồng/cm.Dòng phổ thông nhất của phi điệp đột biến là 5 cánh trắng Phú Thọ hiện đang được nhiều nhà vườn rao bán với chỉ từ 500.000-1 triệu đồng/cm. Trong khi đó vào thời điểm này năm ngoái, giá mỗi cm Phi điệp 5 cánh trắng Phú Thọ đang được “hét” với giá khoảng 2 triệu đồng/cm.
Những loại phi điệp đột biến từng bị “thổi” hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng/kie như Bảo Duy, Hiển Oanh, Bạch Tuyết... cũng bị rớt giá thê thảm sau thời gian ngắn được rao bán với giá trên trời.
Trả lời báo chí, ông Nguyễn Văn Thanh (53 tuổi, chủ một vườn lan ở Hòa Bình) chia sẻ, thời điểm cuối năm 2019, gia đình đầu tư vườn lan hết gần 3 tỷ đồng.
Tuy nhiên, chỉ nửa năm đầu được nhiều người quan tâm, tới đặt vấn đề giao dịch nhưng sau đó lượng khách thưa dần.
“Số tiền làm giàn lan chỉ rơi vào khoảng mấy trăm triệu, còn lại là tiền mua giống. Sau gần 2 năm trồng và chăm sóc, hiện nay vườn lan có đầy đủ những loại như 5 cánh trắng Hòa Bình, Hiển Oanh, Hà Tĩnh... nhưng không mấy ai tìm đến mua.
Giá mỗi ngày cũng một đi xuống, không rõ thị trường tăng lên thế nào chứ chưa bao giờ tôi bán một kie lan giá chục triệu đồng cả”, ông Thanh nói.
Theo ông Thanh, vào thời điểm khoảng tháng 10/2020 là khoảng thời gian lan đột biến bị rớt giá thê thảm nhất khi mà xuất hiện nhiều thông tin hàng ngày Việt Nam nhập cả chục container lan cấy mô từ Trung Quốc.
Bên cạnh đó, ngành thuế cũng ra nhiều văn bản về việc quản lý giao dịch lan phi điệp đột biến. “Từ đó cho đến nay, gia đình chưa bán được giò lan nào. Thị trường cứ như bị vỡ trận vì lượng bán ra nhiều hơn lượng mua vào. Đã thế, lan đột biến còn bị bán với giá rẻ”, ông Thanh nói.
Một người nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực cây cảnh ở TP Việt Trì, Phú Thọ cho biết, thị trường lan đột biến đang rơi vào cảnh vỡ trận là hệ quả tất yếu của việc thổi giá loại cây này trong thời gian qua.
“Từng có thời điểm có một nhóm đầu cơ vào lan, bỏ ra hàng trăm tỷ đồng để thu mua những cây lan đột biến và thổi phồng giá trị của loại cây này. Bây giờ là đến thời điểm nhóm đầu cơ bán ra ồ ạt với giá cao và không thu mua lại nữa.
Nhóm này sau khi đã đạt được lợi ích nhất định thì âm thầm rút lui, để lại những người chơi, kinh doanh thua lỗ tự giao dịch với nhau để bù lỗ.
Từ đó mới sinh ra những chiêu trò lừa gạt nhau, kể cả là lừa người thân để bán được lan đột biến nhằm thu hồi vốn”, ông cho biết.
Theo ông, có thể thị trường lan trong năm 2021 sẽ tiếp tục bị làm giá. Khi mà nhóm đầu cơ tiếp tục nhập thêm nhiều mặt hoa cấy mô từ nước ngoài. Sau đó, dùng một số kênh thông tin tạo ra những cuộc giao dịch ảo với giá trị lớn để thổi phồng giá trị mặt hoa lớn.
“Người chơi sẵn có đam mê trong người, cộng với sự truyền thông giả khiến bản thân say đòn dễ chìm vào những chiêu trò thổi giá lúc nào không hay. Đến khi bỏ tiền tỷ ra mua về nhưng sau đó không thanh khoản được, đành phải ôm một đống nợ và cây hoa không có giá trị thực”, ông nói.
_____________
Theo Báo Pháp Luật
Có thể là hình ảnh về hoa và văn bản cho biết 'EK KIEN THUC KINH TE Bong bóng lan đột biến 'vỡ trận', người bán nhiều nhưng không mấy ai mua'

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giống tiêu Srilanka năng suất cao

Giống tiêu Srilanka có nguồn gốc từ quốc đảo Srilanka với tên gọi quốc tế là Ceylon Khoo hiện đang được trồng nhiều tại phía bắc Thái Lan và biên giới Campuchia. Giống đã được Trung Tâm Cây Giống Vườn ươm Minh Phát nhập về và nhân giống thành công. Đặc điểm của giống tiêu này này là...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây