Serbia có tỷ lệ thất nghiệp cao và thu nhập bình quân hàng tháng là dưới 625 USD. Hoạt động bán nội tạng là tương đối mới ở Serbia, một quốc gia bị chiến tranh tàn phá và đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng tài chính bao trùm khắp châu Âu.
Các vụ buôn bán nội tạng bất hợp pháp không ngừng nở rộ nhờ được tiếp tay bởi Internet, tình trạng thiếu hụt nội tạng để cấy ghép trên toàn cầu, và trong một số trường hợp là do những kẻ buôn người vô đạo đức, sẵn sàng trục lợi trên sự túng bấn về kinh tế của nhiều người.
Nền kinh tế trì trệ của Serbia hiện diện rõ ở những ngôi làng nhỏ như Kikinda.
Serbia có tỷ lệ thất nghiệp cao và thu nhập bình quân hàng tháng là dưới 625 USD. Hoạt động bán nội tạng là tương đối mới ở Serbia, một quốc gia bị chiến tranh tàn phá và đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng tài chính bao trùm khắp châu Âu.
Các vụ buôn bán nội tạng bất hợp pháp không ngừng nở rộ nhờ được tiếp tay bởi Internet, tình trạng thiếu hụt nội tạng để cấy ghép trên toàn cầu, và trong một số trường hợp là do những kẻ buôn người vô đạo đức, sẵn sàng trục lợi trên sự túng bấn về kinh tế của nhiều người.
Nền kinh tế trì trệ của Serbia hiện diện rõ ở những ngôi làng nhỏ như Kikinda.
Ervin Balo, 26 tuổi, một thợ mộc thất nghiệp và là cha của hai đứa con nhỏ. Anh và vợ là Elvira sống nhờ tại nhà của họ hàng ở làng Kikinda. Anh từng tham gia một chương trình truyền hình địa phương và khẩn thiết mời mọi người mua một trong những quả thận của anh. May mắn, một vị hiệu trưởng trường tiểu học địa phương đã động lòng trước hoàn cảnh của Balo khi xem chương trình này. Ông cho Balo một công việc và miễn học phí cho con của anh.
Ông Milos Pejakov, vị hiệu trưởng tốt bụng trên, đứng trầm ngâm, hồi tưởng và tiếc nuối về những ngày thịnh vượng xa xưa của Nam Tư cũ, khi mà khái niệm bán thận để sống là điều người ta không nghe nói đến bao giờ.
Tại một thành phố cách Belgrade chừng 40 cây số, Pavle Mircov nóng ruột kiểm tra hộp thư điện tử 15 phút một lần, tuyệt vọng chờ đợi một cái phao cứu sinh cho kinh tế gia đình anh - một ai đó sẵn sàng bỏ ra gần 40.000 USD để mua một trong hai quả thận của anh.
Sáu tháng trước, Mircov mất việc ở một nhà máy thực phẩm. Anh không tìm được công việc gì khác, và nói đã gần mất hy vọng tim được. Cách đây không lâu, khi cha Mircov chết, anh không có đủ tiền mua bia mộ cho ông. Nhà anh đã bị cắt điện thoại. Mỗi ngày một bữa ăn, bánh mì hoặc mì, là sự sang trọng duy nhất còn tồn tại trong nhà.
"Khi bạn cần có thức ăn trên bàn thì việc bán một quả thận dường như chẳng phải là hy sinh gì quá to tát", Mircov, 50 tuổi, nói.
Vợ của Mircov, Daniella, cũng đang cố rao bán thận với hy vọng có tiền nuôi hai đứa con và trang trải những nhu cầu thiết yếu của gia đình. Cô có nhóm máu O nên có thể thu được thêm 12.000 USD tiền bán nội tạng, vì nhóm máu này an toàn cho hầu hết người tiếp nhận.
Một chiếc xe cắm trại đỗ ở một góc rậm rạp cây dại của Belgrade, thủ đô của Serbia. Sự nghèo đói in dấu lên cả thành phố giàu có nhất của nước này. Ước tính khoảng 15.000 đến 20.000 quả thận trở thành món hàng trong các vụ buôn bán bất hợp pháp mỗi năm trên thế giới.
Không sợ bị pháp luật trừng phạt, Mircov nói: "Nói cho cùng, đây là cơ thể của tôi. Tôi có thể làm gì tôi muốn".
Viện Y học Quân sự ở Belgrade là một trong những trung tâm cấy ghép nội tạng hàng đầu ở Serbia. Các chuyên gia ở đây cho biết họ không tin nội tạng người đang bị mua bán trái phép ở Serbia. Tại viện này, mỗi người muốn hiến nội tạng đều phải được kiểm tra kỹ lưỡng bởi một hội đồng của bệnh viện, bao gồm các bác sĩ, các nhà đạo đức học và các luật sư. Các chuyên gia cho hay các nhóm buôn bán nội tạng thường có đường dây quanh co lắt léo thông qua nhiều nước nên rất khó theo dõi.
Luật pháp không ngăn cản được ý muốn của những người nghèo ở Doljevac, một thị trấn nhỏ có 19.000 dân ở phía nam Serbia. Họ đề nghị chính quyền cho tồn tại một tổ chức của những người muốn bán nội tạng nhưng chính quyền không đồng ý. Có đến 3.000 người muốn tham gia một tổ chức như thế. Tỷ lệ thất nghiệp ở thị trấn này là 50%.
Một người đứng chờ xe buýt trong ráng chiều ở Belgrade. Một công nhân mất việc tên là Milovan, 52 tuổi, xuất thân từ nông thôn, kể rằng anh đã "hiến" một quả thận cho một chính trị gia giàu có ở địa phương, để đổi lấy một chỗ làm. Hai người đến bệnh viện, trình giấy tờ giả mạo là anh em để được phẫu thuật. Milovan không dám nói tên tuổi thật vì sợ hàng xóm biết.
Nhưng gần đây, người kia đã cho Milovan thôi việc, khiến anh lâm vào nợ nần. Số tiền thu được khi bán thận nhanh chóng hết veo, và giờ Milovan kiếm sống bằng cách ra chợ bán trứng mỗi ngày.
Theo vnexpress (Ảnh: NY Times)