Vụ cà phê năm nay, gia đình ông đã mua chiếc máy cà phê "3 trong 1" của Cty TNHH MTV Minh Phát về sử dụng nên không phải thuê nhân công mà vẫn đạt tiến độ.
“Mấy hôm đầu do sử dụng máy chưa quen, dần dần cũng thành thạo, mỗi ngày vợ chồng tôi cũng hái được từ 15 - 20 bao cà phê, nhanh gấp 5 lần so với hái bằng tay, không những thế máy hái cà phê còn tiết kiệm được thời gian và tiền thuê người hái, tỷ lệ cà phê rơi rụng không đáng kể, chỉ chiếm 1%, giảm chi phí nhiều. Điểm nổi bật của chiếc máy này là có công dụng "3 trong 1". Khi hết vụ thu hoạch, có thể sử dụng để làm đào bồn, sạc cỏ khi lắp thêm phụ kiện đi kèm…”, ông Hùng cho biết.
Gia đình anh Nguyễn Bá Dũng, thôn Bắc Trung, xã Ea Tân, huyện Krông Năng (Đăk Lăk) có 2 ha cà phê kinh doanh, do ít lao động nên mỗi khi đến mùa thu hoạch rất chật vật. Từ khi mua chiếc máy hái cà phê mi-ni cầm tay anh không phải vất vả đi tìm nhân công, lại đảm bảo chất lượng nông sản vì máy không làm rụng lá gãy cành, dập quả, hiệu quả nhanh gấp 4 lần so với hái bằng tay.
Trao đổi về kinh nghiệm hái cà phê, anh Dũng cho biết: “Sử dụng máy hái này tỷ lệ hư hại cây ít, vì chỉ cần một người vận hành, trải bạt hai hàng dưới cà phê, cùng lúc dùng máy hái 90% lượng quả trên cây, số còn lại cho người phụ hái nốt, sau đó kéo bạt sang cây khác để hái tiếp”.
Không chỉ ở Đăk Lăk, người trồng cà phê ở các huyện Chư Jút, Đắk Mil… của tỉnh Đăk Nông cũng đã sử dụng máy hái cà phê mi-ni "3 trong 1". Ông Phạm Tuấn Nghĩa ở thôn 4, xã Tâm Thắng, huyện Chư Jút cho hay: Loại máy này này có cấu tạo như một chiếc máy cắt cỏ cá nhân, nhưng ngay tại phần cánh quạt cắt cỏ được thay thế bằng dụng cụ hình răng lược có chiều dài khoảng 15 cm, rộng 10 cm, với chế độ rung khá mạnh. Chiếc máy này gọn nhẹ nên dễ luồn lách vào tán cành để hái cà phê mà không sợ bị bỏ sót. Mỗi ngày, tôi sử dụng máy này cùng với một người phụ kéo bạt, đóng bao, có thể hái gấp 5 - 6 lần so với thủ công.
Ông Đậu Chí Thanh, Giám đốc Cty TNHH MTV Minh Phát (Đăk Lăk), đơn vị chuyên cung ứng máy hái cà phê khuyến cáo, bà con nên hái cà phê chín, chỉ cần rung là quả rơi xuống. Ngoài ra, việc hái cà phê chín thì chất lượng quả tốt hơn, hương thơm, vị sẽ đậm đà, nhân đẹp, mẩy bóng và làm tăng từ 10 - 15% sản lượng so với quả xanh, đảm bảo cho việc xuất khẩu.
Tây Nguyên là vùng trọng điểm cà phê của cả nước, cũng chính vì vậy mỗi khi mùa cà phê đến, tình trạng khan hiếm nhân công vào mùa thu hoạch là điều thường xuyên xảy ra. Để khắc phục tình trạng này, trong niên vụ cà phê năm nay xuất hiện một số hộ dân đã liên kết với nhau hùn vốn mua máy hái cà phê "3 trong 1". Việc đưa cơ giới hóa vào SX không chỉ góp phần giảm sức lao động, đảm bảo tiến độ thu hoạch mà còn góp phần nâng cao chất lượng cà phê.
Theo Báo Nông Nghiêp
Năm 2019, Đắk Lắk là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 10 về số dân, xếp thứ 22 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 41 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 37 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1,87 người dân[3], số liệu kinh tế -...