Nghề trồng rau an toàn

Thứ hai - 04/03/2013 23:10

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề Đối t­­ượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, đủ sức khỏe, có trình độ từ tiểu học trở lên. Số l­ượng mô đun đào tạo: 06 mô đun

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề.

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp

- Kiến thức:

+ Trình bày được kiến thức cơ bản về các nguyên nhân gây ô nhiễm rau hiện nay như: Ô nhiễm nguồn nước, kim loại nặng…

+ Trình bày được các quy trình khép kín về trồng các nhóm rau như: Kỹ thuật làm đất, bón phân, quản lý dịch hại và chăm sóc cây rau.

+ Lựa chọn được các loại giống cây rau, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

+ Xác định được các loại sâu hại chính từ đó đưa ra các biện pháp phòng trừ phù hợp cho rau.

+ Thực hiện việc theo dõi, ghi chép sổ sách theo VietGAP.

+ Vận dụng quy trình sản xuất rau theo hướng VietGAP vào mô hình trồng rau tại địa phương.

- Kỹ năng:

+ Thực hiện nghiên cứu thị trường và lập được kế hoạch, tổ chức kinh doanh và sản xuất các sản phẩm cây rau đạt hiệu quả.

+ Thực hiện thành thạo các thao tác sản xuất cây giống, làm đất, bón phân, quản lý dịch hại, thu hoạch và bảo quản sản phẩm cây rau đảm bảo hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường.

+ Vận dụng được kiến thức cơ bản về nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch sản xuất để thực hiện tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh các sản phẩm cây rau.

+ Tổ chức quản lý sản xuất trồng rau an toàn có hiệu quả, theo đúng quy trình VietGAP.

- Thái độ:

+ Nghiêm túc, sáng tạo, chịu khó học hỏi.

+ Đảm bảo an toàn, tổ chức nơi làm việc linh hoạt .

2. Cơ hội việc làm

Ng­ười có chứng chỉ sơ cấp nghề kỹ thuật trồng rau an toàn được bố trí làm việc tại các trang trại, hộ gia đình, các chương trình và dự án liên quan đến lĩnh vực sản xuất, kinh doanh trồng rau an toàn.

Có thể trực tiếp sản xuất rau an toàn theo Viet GAP tại địa phương nơi sinh sống.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian khóa học: 3 tháng

- Tổng thời gian học tập: 11 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 400 giờ

- Thời gian kiểm tra kết thúc mô đun và ôn, kiểm tra kết thúc khóa học: 40 giờ (trong đó ôn và kiểm tra kết thúc khóa học: 16 giờ)

2. Phân bổ thời gian học tập tối thiểu

- Thời gian học tập : 440 giờ.

- Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 400 giờ.

+ Thời gian học lý thuyết: 82 giờ.

+ Thời gian học thực hành: 318 giờ.

III. DANH MỤC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN HỌC TẬP

 

Mã MĐ

Tên mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra *

 MĐ 01

Hướng dẫn sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP

64

12

46

6

MĐ 02

Chuẩn bị điều kiện cần thiết để trồng rau an toàn

64

12

46

6

MĐ 03

Trồng rau nhóm ăn lá

84

16

60

8

MĐ 04

Trồng rau nhóm ăn quả

92

20

64

8

MĐ 05

Trồng rau nhóm ăn củ

80

16

58

6

MĐ 06

Tiêu thụ sản phẩm rau an toàn

40

6

30

4

Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học

16

 

 

16

Tổng số

440

82

304

54

* Ghi chú: Bao gồm cả số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (được tính vào giờ thực hành) và số giờ kiểm tra hết mô đun.

IV. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
1. Hướng dẫn xác định danh mục các mô đun đào tạo nghề; Thời gian, phân bổ thời gian và chương trình cho mô đun đào tạo nghề

Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Trồng rau an toàn” được dùng dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề. Khi học viên học đủ các mô đun trong chương trình này và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khoá học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.

Theo yêu cầu của người học, có thể dạy độc lập mô đun 01 “Hướng dẫn sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP”, mô đun 06 “Tiêu thụ sản phẩm rau an toàn” cho các học viên và cấp giấy chứng nhận học nghề là đã hoàn thành các mô đun đó.

Chương trình gồm 6 mô đun như sau:

- Mô đun 01: “Hướng dẫn sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP” có thời gian đào tạo là 64 giờ trong đó có 12 giờ lý thuyết, 46 giờ thực hành và 6 giờ kiểm tra với mục đích trang bị những nội dung cơ bản tìm hiểu các nguyên nhân gây ô nhiễm rau, đưa ra các biện pháp ngăn ngừa và theo dõi ghi chép.

- Mô đun 02: “Chuẩn bị điều kiện cần thiết để trồng rau an toàn” có thời gian đào tạo là 64 giờ trong đó có 12 giờ lý thuyết, 46 giờ thực hành và 6 giờ kiểm tra với mục đích tìm hiểu thị trường sản phẩm rau từ đó áp dụng vào quy mô sản xuất của từng vùng và đăng ký sản xuất rau theo hướng VietGAP.

- Mô đun 03: “Trồng rau nhóm ăn lá”có thời gian đào tạo là 84 giờ trong đó có 16 giờ lý thuyết, 60 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra với mục đích thực hiện được các công việc thường xuyên trong việc làm đất, nhân giống cây con, đưa cây giống ra ruộng sản xuất, chăm sóc, sơ chế sản phẩm nhóm rau ăn lá.

- Mô đun 04: “Trồng nhóm rau ăn quả” có thời gian đào tạo là 92 giờ trong đó có 20 giờ lý thuyết, 64 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra với mục đích thực hiện được các công việc thường xuyên trong việc làm đất, nhân giống cây con, đưa cây giống ra ruộng sản xuất, chăm sóc, sơ chế sản phẩm nhóm rau ăn quả.

- Mô đun 05: “Trồng nhóm rau ăn củ” có thời gian đào tạo là 80 giờ trong đó có 16 giờ lý thuyết, 58 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra với mục đích thực hiện được các công việc thường xuyên trong việc làm đất, nhân giống cây con, đưa cây giống ra ruộng sản xuất, chăm sóc, sơ chế sản phẩm nhóm rau ăn củ.

- Mô đun 06: Tiêu thụ sản phẩm rau an toàn có thời gian đào tạo là 40 giờ trong đó có 6 giờ lý thuyết, 30 giờ thực hành và 4 giờ kiểm tra với mục đích, thực hiện được quảng bá, bán sản phẩm rau và tính toán được hiệu quả kinh tế

2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khoá học

TT

Mô đun kiểm tra

Hình thức kiểm tra

Thời gian kiểm tra

Kiến thức, kỹ năng nghề

1

Lý thuyết nghề

Vấn đáp, trắc nghiệm hoặc viết

Không quá 60 phút

2

Thực hành nghề

Bài thực hành kỹ năng nghề

Không quá 8 giờ

3. Các chú ý khác

Trong quá trình thực hiện để đạt hiệu quả cao trong đào tạo và phù hợp với thực tế giáo viên nên bố trí cho người học đi thăm quan tại các cơ sở (chợ bán sản phẩm rau, hợp tác xã sản xuất rau an toàn ...) và tham gia vào quá trình quản lý trong thời gian phù hợp với chương trình đào tạo. Cũng có thể bố trí thời gian ngoại khoá để hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao…

Để tìm hiểu thông tin chi tiết 06 mô đun nghề trồng rau an toàn, quý bạn đọc và các cơ sở dạy nghề download trực tiếp tại đây: Modun 1 - Modun 2 - Modun 3 - Modun 4 - Modun 5 - Modun 6.
Theo BNNVN

 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Xuất hiện giống tiêu “lạ” cho năng suất vượt trội

Vườn tiêu của ông Vũ Văn Hiệu, ở thôn Thuận Hưng, xã Thuận Hạnh, huyện Đăk Song thường xuyên đón tiếp nhiều khách đến tham quan, tìm hiểu gần đây khi trong vườn xuất hiện giống tiêu “lạ” cho năng suất rất cao. Theo đó, cả vườn tiêu 300 trụ đã 3 năm tuổi thì có khoảng 10 trụ “đột biến” cho trái...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây