Tại Việt Nam, cuối buổi chiều ngày 8/10, người dân nước ta có thể quan sát hiện tượng này. Từ khoảng 17h45′ theo giờ Việt Nam, Mặt trăng sẽ dần dần chuyển sang màu ánh đỏ.
Lịch trình xảy ra hiện tượng nguyệt thực toàn phần ngày 08/10 (giờ Việt Nam). - Bắt đầu pha nửa tối: 15h15′ Tại Việt Nam, giờ Mặt trăng mọc trong ngày này là 17h25′, có nghĩa là giai đoạn trước giờ này chúng ta không thể theo dõi hiện tượng. Ngoài ra, việc quan sát Mặt trăng ngay ở chân trời chỉ có thể thực hiện với người ở vùng ven biển. Như vậy, đối với đa số người sống tại Việt Nam, thời điểm bắt đầu quan sát được hiện tượng sẽ bắt đầu từ 17h45′ hoặc 18h00′ (khi đã diễn ra được một phàn pha toàn phần) và có thể quan sát toàn bộ cho tới khi nguyệt thực kết thúc. (Theo Đặng Vũ Tuấn Sơn – Hội thiên văn học Việt Nam) |
Vậy làm thế nào để bạn có thể ghi lại những khoảnh khắc hiếm có trong đời như vậy? Hãy vận dụng những bí kíp dưới đây…
1. Chọn địa điểm thích hợp để chụp
Điều tối quan trọng khi chụp bất cứ một bức ảnh nào nói chung và Mặt trăng máu nói riêng, bạn phải chọn được vị trí đẹp để chụp ảnh. Hiểu đơn giản, nơi lý tưởng là địa điểm thoáng đãng, có không khí trong lành, ít khói bụi và có càng nhiều ánh sáng càng tốt.
Ngoài ra, cũng cần chú ý đến góc chụp ảnh. Một bức ảnh chỉ có mặt trăng trên nền trời sẽ rất khó đẹp bằng bức ảnh mặt trăng có cảnh vật bên cạnh.
2. Sử dụng chân máy (tripod)
Việc ảnh chụp vào thời điểm hoàng hôn hoặc ban đêm thường gặp phải khó khăn là rất ít ánh sáng, làm giảm tốc độ chụp của máy ảnh hoặc smartphone. Vì vậy, những bức ảnh thường bị mờ và không thật đẹp. Để giải quyết khó khăn này, chân máy (tripod) là lựa chọn số một.
3. Giữ máy chắc để ảnh được rõ nét (nếu không có tripod)
Giữ máy như thế này thì chụp Mặt trăng máu… bằng niềm tin
Bạn thường phải giữ máy trong khoảng 1 – 30 giây nếu muốn có những bức ảnh đẹp về đêm nếu không có chân máy hỗ trợ. Đối với người mới chụp, cần đặt máy ảnh vào lòng bàn tay không thuận, kéo sát khuỷu tay đó về phía người rồi quỳ chân thuận xuống mặt đất. Kĩ thuật này giúp bạn có thể giữ máy lâu hơn khi chụp mà không bị mỏi.
4. Chọn ống kính máy ảnh lớn.
Thông thường, đối với các máy ảnh có ống kính nhỏ (dưới 50mm) như smartphone, Mặt trăng máu sẽ có hình dạng giống một quả bóng nhỏ trong khuôn hình do khoảng cách từ đối tượng chụp tới máy quá xa. Vì vậy, để có thể bắt được Mặt trăng một cách đầy đủ, với kích thước lớn, các nhiếp ảnh gia thường sử dụng những máy ảnh có ống kính từ 200mm trở lên.
Một điều cần chú ý là: trong trường hợp này, nếu chụp trăng qua kính viễn vọng thì sẽ không thấy được màu đỏ nhé!
5. Tắt đèn flash
Khoảng cách từ Mặt trăng tới tâm Trái đất lên tới 384.403 km đấy!
Khi chụp ảnh vật thể ở rất xa trong điều kiện thiếu sáng, bật đèn flash lên và bạn sẽ có một bức ảnh… cực xấu. Khoảng cách từ camera tới vật thể cứ tăng lên 2 lần thì lượng ánh sáng chiếu tới đối tượng ấy lại giảm đi 4 lần.
6. Sử dụng khẩu độ máy ảnh ở mức thấp
Để khắc phục nhược điểm ánh sáng, các nhiếp ảnh gia thường sử dụng việc điều chỉnh khẩu độ (độ mở của ống kính) máy ảnh. Theo đó, khẩu độ càng nhỏ (mức nhỏ nhất gọi là f/stop), độ mở của ống kính càng lớn nên thu được nhiều ánh sáng trong bức ảnh hơn. Thông thường, khẩu độ các nhiếp ảnh gia sử dụng khi chụp ảnh Mặt trăng là f/11 đối với máy có ống kính khoảng 200mm.
7. Kết hợp lấy nét tự động và lấy nét bằng tay
Để nhìn rõ được từng chi tiết trên Mặt trăng, hãy sử dụng kết hợp cả chế độ tự động lấy nét và lấy nét bằng tay trong máy ảnh. Cụ thể, sau khi dùng phần mềm lấy nét tự động (AF), hãy chuyển sang lấy nét bằng tay (MF). Điều này giúp máy ảnh khóa độ lấy nét mà bạn đã ưng ý và không bị tự động mất vì các yếu tố ánh sáng, ngoại cảnh biến đổi.
8. Sử dụng các thiết lập sẵn chụp ban đêm
Đối với smartphone, bạn có thể sử dụng các thiết lập sẵn trong máy dùng để chụp ảnh Mặt trăng máu ban đêm. Tuy nhiên, hãy thử nghiệm chụp vài bức ảnh trước đó để kiểm tra mức độ hiệu quả của các phần mềm này.
Chúc các bạn chụp được thật nhiều ảnh đẹp về Mặt trăng máu!
(Nguồn: Photographylife, Digitalphotosecrets, Picturecorrect, Wikipedia, Wikihow)