Đó là một phần nội dung thư điện tử của một học sinh với lòng trắc ẩn gửi đến báo Nguoiduatin.vn với hy vọng bé Diện sẽ được sẻ chia, giúp đỡ.
Giặt đồ là công việc quen thuộc của bé Diện.
Sức sống phi thường của cô bé có tuổi thơ dữ dội
Đầu tháng 5/2012, PV báo Nguoiduatin.vn nhận được thư điện tử của một nam học sinh là Lã Ngọc Quang, lớp 11A1 Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai.
Quang kể, cách nhà em vài cây số, có một bé gái hơn 5 tuổi ước mơ được cắp sách đến trường. Nhưng ước mơ ấy quá xa vời với em bé tội nghiệp vì em có một người cha nát rượu, mẹ thì bỏ đi khi em chưa đầy 1 tuổi.
Mỗi ngày bé gái này phải cuốc bộ gần 4km, toàn đường đồi dốc để đến lớp mẫu giáo. Nhà quá nghèo, em phải nhịn đói đến trường. Dọc đường đi, đói và mệt, em đã leo lên lán trại của những công nhân làm cà phê ngủ lại, lúc nào thức giấc lại đi tiếp.
Có lúc em tự mình hái lá cây cà phê trải bên một góc đường ngủ lại. Có khi, em đến được trường mẫu giáo thì cô và các bạn đã về hết rồi. Câu chuyện và số phận nghiệt ngã của em được nhiều người trong làng biết đến, nhưng người dân ở khu vực này cũng quá nghèo nên không thể giúp đỡ được gì cho em ngoài vài bộ quần áo cũ, vài ngàn đồng tiền lẻ hay cái bánh, viên kẹo.
Đường vào nơi bé Diện ở thật khó tìm. Chúng tôi phải chạy xe máy vào một con đường đá lởm chởm chừng hơn 3 cây số. Hai bên đường toàn những đồi dốc cao và hoang vu. Khó khăn lắm chúng tôi mới có thể tìm được nhà người dân sau khi băng qua nhiều đồi dốc ngoằn ngoèo, vì ở đội 13, làng Hlũ, xã Ia Grăng chỉ có 7 hộ dân sinh sống lác đác, con nít trong làng thì vỏn vẹn 3 đứa.
Chúng tôi vào quán nhỏ cách nhà bé Diện gần 1 km. Nghe chúng tôi hỏi chuyện về bé Diện, bà Dương Thị Cúc rót nước mời chúng tôi và không ngớt lời khen cô bé.
Bà Cúc kể: “Khi bé Diện chưa đầy 1 tuổi thì mẹ bé bỏ nhà vào Sài Gòn đi bán cá thuê vì không chịu nổi những cơn say của chồng. Sau khi vợ bỏ đi, ông Yên càng liên miên trong cơn say. Lúc bình thường thì ông rất hiền lành tử tế, ai tiếp xúc cũng khen vì ông không mất lòng ai bao giờ.
Thế nhưng, hễ cứ rượu vào là ông hay kiếm chuyện chửi bới mọi người. ông Yên nghiện rượu đến nỗi, có nhiều đêm, bé Diện đang ngủ say mà vẫn bị ông lôi dậy nạt nộ và bắt đi mua rượu. Dù rất buồn ngủ và mắt nhắm mắt mở, nhưng sợ không đi thì sẽ bị ba đánh, nên bé Diện đã băng rừng đi trong màn đêm gần một cây số kêu cửa khắp các quán để mua rượu.
Có lần gần 1h sáng, khi cả gia đình đang ngủ say thì tôi nghe tiếng gọi cửa của bé Diện. Cực chẳng đã chứ không ai muốn dậy giờ đó, nhưng nghĩ tội con bé, nếu không dậy bán rượu cho nó thì nó sẽ bị ba đánh. Con bé lí nhí cảm ơn rồi lững thững đi về một mình trong đêm hôm khuya khoắt không một ngọn đèn. Tôi thương con bé bao nhiêu thì bực ba Yên nó bấy nhiêu!", bà Cúc thở dài.
Có lần ông Yên uống rượu, ăn nói lung tung nên bị ai đó đến tận nhà đánh cho gãy cả tay. Và cũng từ đó, gánh nặng cơm áo gạo tiền đè lên đôi vai bé nhỏ yếu ớt của bé Diện. Mới 6 tuổi đầu, bé đã phải làm hết mọi chuyện trong gia đình để nuôi sống bản thân và cha.
"Khi hết gạo không còn gì để ăn, hàng ngày, bé phải đến từng nhà trong xóm xin cơm ăn. Con bé đi khắp xóm xin cơm, thật tội nghiệp. Khi ăn xong, nó nói ba con ở nhà cũng đói lắm, chưa có gì ăn cả. Bác cho con chút mang về cho ba con ăn với. Vậy là tôi lại bới cơm đùm cho nó mang về cho ba", bà Cúc nghẹn ngào kể lại.
Trên đường dẫn chúng tôi tới căn nhà tạm bợ bằng gỗ, nền đất của 2 cha con bé Diện, bà Cúc nói: "Chuyện của bé Diện tội nghiệp lắm, kể 3 ngày cũng không hết đâu. Sau khi mẹ Diện bỏ đi, hàng ngày ông Yên (bố Diện) cõng theo bé lên bỏ nằm giữa rẫy cà phê để ông làm cỏ. Lúc này bé mới được 1 tuổi. Vì nằm trên rẫy nên khắp người bé bị muỗi đốt chi chít.
Sau một mùa làm cỏ, nhìn con bé càng thảm thương. Khi bé lên 2 tuổi thì bị cha nhốt cả ngày trong nhà để đi làm. Có những hôm trời mưa tầm tã, nhà thì dột, chẳng biết con bé xoay xở thế nào. Nhà tôi ở cách xa quá không xuống coi được", bà Cúc xót xa.
Cái nắng giữa trưa của Cao Nguyên như muốn đốt cháy da thịt, vậy mà khi chúng tôi đến, thấy bé Diện đang loay hoay múc những gàu nước dưới cái giếng sâu hơn 2m để giặt đồ. Vì cái gàu quá to so với bàn tay và sức vóc của bé, nên mỗi lần em xách lên chỉ được khoảng 1/3 gàu nước.
Như thường lệ, bàn tay nhỏ xíu, yếu ớt nhưng thuần thục của cô bé dồn sức để giặt những bộ đồ đã mặc ngày hôm qua. Quần áo chưa kịp giặt, được bé Diện nhét hết vào một thân cây. Thấy chúng tôi tới thăm, cô bé liền khoanh tay chào, rồi mang những bộ quần áo vừa giặt sạch sẽ đi phơi một cách ngay ngắn.
Dẫn chúng tôi vào nhà, cô bé nhanh nhẹn lấy cái đòn duy nhất có trong nhà mời khách ngồi. Chúng tôi hỏi cháu ngồi bằng gì thì bé Diện trả lời cháu đứng cũng được mà, rồi tự tay rót nước, đưa đến tận nơi lễ phép mời từng người. Không chỉ biết tiếp khách một cách lịch sự và rất người lớn, cô bé còn khoe mình biết nấu cơm, nấu nước, rửa chén, giặt đồ cho ba nữa.
Rồi bé Diện đưa tay chỉ lên tấm tôn trong nhà và khoe với chúng tôi là đi học trên lớp được cô giáo phát phiếu bé ngoan. Nhìn những dòng chữ O, A được viết bằng phấn trắng nguệch ngoạc trên tủ, tôi nhớ tới lời của chị Nguyễn Thị Sỹ ở gần nhà Diện: "Con bé thích đi học và thích viết lắm, nhưng ba nó không có tiền mua vở và bút nên ngày nào nó cũng lấy cái que viết lên trên đất. Dù thời gian ngồi học trên lớp không nhiều, lại không được ba thường xuyên kèm cặp ở nhà, nhưng Diện đã thuộc làu làu từng chữ cái và số đếm".
Tuy thiếu thốn đủ thứ, không được dạy dỗ chu đáo nhưng bé Diện rất có ý thức.
Cô bé nhỏ tuổi và 6 tháng làm trụ cột gia đình
Chiều 2/5/2012, khi hay tin ba của bé Diện đã đồng ý gửi bé vào chùa, học sinh Lã Ngọc Quang cùng mẹ và bà con hàng xóm đã lên tận UBND xã thăm bé Diện cho quần áo, quà bánh, đồ chơi... |
Ông Nguyễn Minh Yên (cha của bé Diện) kể: Do mâu thuẫn vợ chồng nên mẹ bé Diện bỏ đi khi bé chưa đầy 1 năm. Một đêm giữa năm 2011, hai cha con đang say giấc, bất ngờ có người lạ xông vào nhà cầm cây gỗ đánh tới tấp. Sợ trúng bé Diện, ông đưa tay trái lên đỡ thì bị đánh gãy tay.
Tại Bệnh viện 211, một bác sĩ đã thương tình, mổ miễn phí cho ông. Thời gian ở các bệnh viện, bé Diện một mình chăm sóc cho ba. Mỗi buổi sáng bé đi xin ăn rồi xin mang về cho ba. Diện chăm sóc cho ba rất chu đáo trong các sinh hoạt hằng ngày. Sau khi ông Yên về nhà, cuộc sống cơm áo gạo tiền dồn hết lên đôi vai bé nhỏ của Diện. Diện tự biết nấu cơm, rửa chén, luộc môn, nấu nước, giặt đồ...
Do vết thương của ông Yên quá nặng mà lại không có tiền điều trị tiếp nên bị bục ra và hơn 6 tháng sau mới khỏi. Trong nhà hết gạo ăn, Diện sang hàng xóm xin gạo về nấu cơm. Nấu cơm rồi, Diện ra gốc cà phê bắt con sâu muồng và hái rau về xào chung làm thức ăn cho hai cha con.
Sáng 2/5/2012, một số người hàng xóm đến nhà khuyên ông Yên nên gửi bé Diện vào Trung tâm bảo trợ xã hội hoặc nhà tình thương hay ngôi chùa nào đó để bé được ăn học, vì ông Yên thường xuyên đau ốm không có điều kiện để lo cho bé. ông Yên đồng ý.
PV báo Nguoiduatin.vn đã liên hệ với sư cô Minh Nguyên, trụ trì chùa Bửu Châu ở TP.Pleiku (ngôi chùa cưu mang 38 trẻ mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn) và đã được chấp nhận.
Chiều cùng ngày, ông Yên đã đến UBND xã làm đơn xin cho bé Diện vào chùa và trực tiếp đưa bé Diện đến chùa. Khi chia tay ba, bé Diện ôm hôn ba và dặn "Ba ở nhà đừng uống rượu say nha".
Ngày 4/5, nhóm PV báo Nguoiduatin.vn đến Chùa Bửu Châu thăm bé Diện. Thấy chúng tôi, bé Diện từ xã đã chạy ào ra ôm chầm lấy. Các em nhỏ ở đây ríu rít chạy theo kể, Diện giỏi lắm, bé biết giặt đồ, phơi đồ, biết rửa chén và biết tự tắm rửa nữa...
Theo sư cô Minh Nguyên, ngày 3/5, nhà chùa đã làm các thủ tục cho bé Diện tiếp tục đi học mẫu giáo lớn của một trường mầm non tại TP.Pleiku, Gia Lai. Bé Diện rất hiền, ngoan và lễ phép, biết phụ giúp các sư, các anh chị nhiều việc. Cô Lê Thị Để, giáo viên trường mẫu giáo 7/5 xã Ia Grăng cho biết, bé Diện nhận thức rất nhanh, là học sinh giỏi nhất nhì của lớp. Hết năm học này, bé sẽ vào lớp 1.Vườn tiêu của ông Vũ Văn Hiệu, ở thôn Thuận Hưng, xã Thuận Hạnh, huyện Đăk Song thường xuyên đón tiếp nhiều khách đến tham quan, tìm hiểu gần đây khi trong vườn xuất hiện giống tiêu “lạ” cho năng suất rất cao. Theo đó, cả vườn tiêu 300 trụ đã 3 năm tuổi thì có khoảng 10 trụ “đột biến” cho trái...