a/ Chuồng nuôi Chuồng nuôi được xây thành từng ô:
Tùy theo nuôi dúi thịt hay nuôi dúi sinh sản mà kích thước mỗi ô khác nhau.
Đặc điểm chung các ô là chiều cao 7 đến 1 mét, bên trong tráng xi măng thật láng để dúi không cạp được. Đáy ô lát gạch men để dễ vệ sinh. Nếu nơi nuôi dúi không có tre cho dúi ăn thì dúi sẽ cạp tường để mài răng. Vì vậy chúng ta cần dán gạch men ở mặt đáy thôi. Thành ô phải xây chắc chắn. Chuồng nuôi phải có mái che mưa, nắng, môi trường sạch sẽ thoáng mát.
Xung quanh chuồng nuôi rào B40 để phòng trộm. Mặt trên cũng đậy bằng B40 và lớp lưới mùng để tránh chó, mèo, rắn, ruồi muỗi… Đáy ô phải trán xi măng chắc chắn không cho nước rịnh vào, tránh trường hợp bốc hơi từ đáy ô lên vào những ngày nắng nóng. Dúi chịu lạnh tốt hơn chịu nóng. Chỉ cần vài phút bị ngạt hơi nóng là dúi sẽ chết. Khi cho ăn mía nếu kiến có vào thì phải xịt. Để dúi không bị ẩm ướt, bệnh ho, lạnh phổi thì khoảng 2-3 ngày nên dọn chuồng sạch sẽ.
Nếu nuôi dúi thịt thì ta có thể nhốt nhiều con với nhau. Mỗi một ô chiều rộng: 1,2 mét , chiều dài: 1,5 mét là có thể nhốt từ 5 đến 10 con dúi. Chỉ cần cho ăn đầy đủ dúi không cắn nhau. Nếu nuôi dúi sinh sản thì ô nuôi nhỏ chỉ cần chiều ngang 6 tấc và chiều dài 1 mét. Ô dúi sinh sản không nên làm chiều dài dưới vì như thế dúi không có chỗ đùn phân, dúi không thoải mái được. Dúi nuôi sinh sản thì dúi cái nên nuôi riêng một con một ô để đảm bảo dúi sinh sản tốt. Dúi đực thì có thể nhốt chung với dúi thịt.
b/ Chọn giống: Khi dúi thịt khoảng 700-800g và từ 6 tháng tuổi trở lên(tính từ lúc sinh ra) thì ta bắt đầu chọn giống và nuôi riêng. Dúi được 1,2 đến 1,4 kg thì phối giống mới tốt vì dúi mẹ đủ sức khỏe để nuôi con. Dúi mẹ nhỏ quá thì không đủ sữa cho con bú và con dễ bị chết vì không có sức đề kháng.
Về đặc điểm màu lông. Dúi tơ lông đen, dày. Dúi lâu năm màu lông sẽ vàng hơn và vàng đều từ ngoài vào trong, lông thưa, da nhũng. Dúi tơ nếu nuôi trong môi trường nắng thì dúi sẽ bị biến đổi màu lông thành cháy vàng. Chọn dúi cái có các vú đều hơn, lông đen mượt phối hợp với dúi đực lanh lợi con đực dạng lớn con và tinh hoàn nhìn rõ ràng.
Khi dúi cái lên giống thì bộ phận sinh dục ửng đỏ. Khi đó ta chọn dúi đực cho vào ô dúi cái. Dúi đực và dúi cái đánh mùi và sẽ làm quen với nhau. Đúng thời điểm dúi cái lên giống thì dúi cái sẽ chịu phối ngay. Còn khi dúi cái và dúi đực chưa quen thì chúng có thể cắn nhau. Thường thì chúng cắn nhau một chút thôi.
Nhưng khi chúng cắn nhau quá (do con đực muốn giao phối mà con cái chưa chịu) thì ta bắt dúi đực ra 2-3 ngày sau bỏ trở lại. Nếu vài lần ta cho dúi cái không chịu phối thì thay dúi được khác. Dúi đực và dúi cái chịu giao phối thì giao phối liền trong 4-5 ngày đầu. Ta quan sát thấy dúi có giao phối thì từ lúc bỏ con đực vào đến 10 ngày phải bắt dúi đực ra. Lúc này dúi cái mang thai và bụng bắt đầu to, đầu vú dúi cũng to chứa sữa, khoảng 45 ngày sau thì dúi đẻ. Nếu người mới nuôi không nhìn quan sát được dúi đã phối hay chưa và không biết dúi có mang thai hay không thì ta cứ cho dúi đực ở chung với dúi cái thêm 10 đến 15 ngày nữa. Dúi mang thay 15 đến 20 ngày là phải bắt dúi đực ra. Khi phối giống chúng ta nên để dúi đực và dúi cái nào hợp nhau và đẻ con sai thì sẽ cho phối lại vào những lần sau.
Khi dúi mẹ mang thai ta cho ăn đầy đủ: cám gà, khoai để dúi có sữa và truyền sức đề kháng dúi con. Ta bỏ giấy, lá cây khô, lá chuối xé mảnh nhỏ để dúi mẹ làm ổ. Ổ dúi phải được đảm bảo làm cách dúi đẻ 15 ngày. Dúi đẻ và tự nuôi con. Khi dúi đẻ ta không nên xem, sờ hay bắt dúi con, cũng không nên dọn chuồng ngay(dọn chuồng thì phải dọn cho khéo và yên tĩnh). Dúi mẹ rất ham con nên nghe động là dúi mẹ hay loay hoay giẫm đạp lên con hoặc tha con. Người nuôi tránh bỏ giấy, lá cây vào lúc dúi mới sinh. Ô nuôi dúi phải đậy kĩ để chó mèo vào cắn dúi.
Dúi sinh sản mỗi năm 3-4 lứa. Mỗi lứa từ 1-5 con. Lúc mới sinh dúi con đỏ, không có lông. Khoảng 3-4 ngày sau thì da dúi đen dần và bắt đầu mọc lông phủ khắp thân.
Khoảng 10 ngày thì lông dài ra và đen. Dúi con mở mắt chậm hơn các loài khác. Gần 30 ngày dúi con mới mở mắt Dúi chưa mở mắt nhưng đã biết ăn. Dúi con mò mẫm ăn thức ăn của dúi mẹ. Từ lúc sinh đến 45 ngày thì tách bầy cho dúi con ra riêng. Lúc này ta có thể bán dúi con. Dúi mẹ dưỡng khoảng 10 ngày cho mập lại và bắt đầu phối giống lại lần tiếp theo.
Dúi sinh sản cần yên tĩnh lúc sinh con thôi. Thời gian là 10 ngày. Cho nên thường ngày người nuôi cần tiếp xúc thường xuyên để dúi quen dần cách chăm sóc và dạn dĩ.
C/ Khâu chăm sóc:
Cho dúi ăn thức ăn chính là tre, mía (gồm cả lá mía). Hai thứ thức ăn này không thể thiếu cho dúi sinh sản. Ngoài ra bổ sung thêm bắp, khoai lang, chất khoáng… Dúi thương phẩm thì cho ăn gì cũng được miễn sao có lợi nhuận cao. Dúi sinh sản nên cho ăn thức ăn tươi. Dúi ăn suốt ngày chứ không tập trung ăn vào ban đêm. Nên bỏ thức ăn tươi cho dúi vào mỗi buổi sáng. Thức ăn có liều lượng để tránh bị thừa, ôi thiu. Cho dúi uống nước.
Chén để nước nên đính xi măng để khỏi bị đổ nước ra ngoài. Mỗi lần vệ sinh chuồng dúi cần lấy giẻ lau khô chén và thay nước khác. Mặc dù cho dúi ăn tre, mía nhưng dúi vẫn có nhu cầu cần nước. Lúc khát và cần nước thì một con dúi có để uống trong một ngày 1/3 lượng nước của một chén. Tuy nhiên có con dúi uống nước có con không uống.
Ô nuôi dúi không cần dọn thường xuyên nếu như bạn không có thời gian. Trong một ô nếu số lượng con dúi ít thì chuồng ít dơ. Bạn căn cứ vào lượng phân dúi thảy ra hàng ngày và bố trí thời gian để vệ sinh chuồng. Dúi nuôi không hôi nhưng các vật nuôi khác nhưng để dúi phát triển tốt cần vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi.
Với dúi sinh sản chỉ dọn phân không nên động tới phần ổ của dúi. Phần ổ phải dày, đủ ấm, các lá cây, giấy phải mảnh, mịn, sạch sẽ. Trước khi dúi đẻ phải dọn phân cho sạch. Dọn mỗi ngày. Điều này bạn phải lưu ý. Vì khi dúi đẻ không nên dọn chuồng ngay mà phải để khoảng 2 – 3 ngày sau mới dọn. Bạn không dọn chuồng trước khi dúi đẻ thì chuồng rất dơ, dễ thu hút các vi khuẩn, dúi mẹ bực bội.
Các dãy ô nuôi dúi đẻ phải được bố trí riêng lẻ. Dúi mẹ mới sinh con nghe tiếng động từ các ô dúi thương phẩm: tiếng cắn nhau, giành thức ăn… thì dúi mẹ có khi sợ sệt rồi giấu con làm dúi con bị ảnh hưởng. Việc này sẽ giúp bảo vệ bầy dúi tiện lợi nếu như có khách đến tham quan.
Phòng bệnh:
- Không để chuồng dúi ẩm ướt, hoặc quá nóng.
- Không để dúi cắn nhau, dúi cắn nhau sẽ bị thương, vết thương bưng mủ và lâu lành. Ta có thể để dúi riêng lẻ, cho ăn đầy đủ và vệ sinh chuồng sạch sẽ dúi sẽ tự lành. Trường hợp khác có thể rửa bằng nước muối pha loãng.
- Tiêm kháng sinh nếu dúi bị chảy mũi, ho…
- Bổ sung ADE để duy trì sự sinh sản của dúi.
- Trần Thanh Nga (Minh Phát)
Tây Nguyên là nơi có điều kiện đất đai, khí hậu, nguồn thức ăn phong phú và rất phù hợp cho việc phát triển mô hình nuôi dúi. Đây là một trong những hướng đi mới cho ngành chăn nuôi cần được nhân rộng giúp người nông dân nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Trần Thanh Nga (CTy TNHH MTV Minh Phát)
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://nukeviet.vn là vi phạm bản quyền