Những ngày gần đây, thông tin ông Hà Phi Học - người dân tộc Thái, Trưởng bản Huồi Muộng xã Đồng Văn huyện Quế Phong (Nghệ An) trúng thưởng 180 triệu đồng trong chương trình quay số may mắn của tổng đài điện thoại lan khắp làng trên, bản dưới.
Trước đó, ngày 15/2, chiếc máy bàn không dây Viettel của nhà ông Hà Phi Học đổ chuông, màn hình báo số máy 01666934XXX. Nhấc máy lên, ông Học nghe được giọng của một người đàn ông nói giọng Bắc lơ lớ, tự nhận là người của Tổng công ty viễn thông Quân đội Viettel thông báo ông đã nhận được giải thưởng với tổng trị giá 180 triệu đồng trong chương trình quay số ngẫu nhiên. Cơ cấu giải thưởng bao gồm một xe môtô Honda hiệu SH trị giá 110 triệu đồng và 70 triệu đồng tiền mặt.
Chiếc điện thoại bàn của ông Học liên tục nhận được yêu cầu nộp thẻ cào để lĩnh thưởng. Ảnh: T.L |
Người này yêu cầu ông Học đọc số chứng minh nhân dân, làm hồ sơ nhận tiền mặt và hồ sơ xe máy, đồng thời đưa ra 3 loại phí đăng ký xe máy cho ông Học là 1 triệu; 1,5 triệu và 3 triệu để ông lựa chọn. Sau khi ông Học chọn mức phí 1,5 triệu, người này lập tức yêu cầu ông mua thẻ cào để nộp vào số điện thoại trên 1,5 triệu đồng. Sau khi nộp xong, số máy kia tiếp tục yêu cầu ông Học nộp tiếp 500.000 đồng bằng thẻ cào để “làm cước vận chuyển xe và tiền”.
Đang khấp khởi mừng vui, bàn với con cái tìm cách đi nhận tiền thì ông Học tiếp tục nhận được điện thoại yêu cầu ông nộp tiếp 2 triệu đồng để làm từ thiện thông qua quỹ “Vì người nghèo”. Buổi tối cùng ngày, người đàn ông trên lại thông báo “Chúng tôi đang ở Vinh, chuẩn bị vào Đài truyền hình tỉnh để mời phóng viên đi quay phim, đưa tin, vì vậy ông phải nộp tiếp 4 triệu bằng thẻ cào để thuê truyền hình”.
Cả ngày 16/2, ông Học tiếp tục nhận được các yêu cầu nộp tiền lúc 2 triệu, lúc 5 triệu bằng thẻ cào điện thoại để “hoàn tất hồ sơ”, "trả tiền công quay phim" và tiền làm "lễ nhận thưởng". Trong quá trình đi mua thẻ cào, người đàn ông này liên tục yêu cầu ông Học phải tuyệt đối bí mật, không cho ai biết, chỉ được thông báo khi đã nhận thưởng xong.
Là người đồng bào dân tộc, thật thà, gia đình ông Học cứ đinh ninh rằng đoàn quay số trúng thưởng đang trên đường mang tiền và xe đến cho mình nên không mảy may nghi ngờ. Cứ mỗi lần nghe điện thoại xong, ông Học lại đi vay nóng anh em, bà con để mua thẻ.
Trong 3 ngày, ông Học đã vay mượn, mua hết 25 triệu tiền thẻ để nộp cho kẻ lừa đảo. Ảnh: T.L |
Trong suốt 3 ngày, tất cả mọi thành viên trong gia đình ông Học được huy động để vừa cào vừa nộp hàng trăm chiếc thẻ điện thoại cho số máy lạ. Toàn bộ các đại lí bán thẻ điện thoại trong khu vực cũng cháy hàng vì ông Học. Sau 9 lần nộp thẻ với số tiền lên đến 25 triệu đồng, ông Học mới cảm thấy nghi ngờ và đến hỏi cán bộ xã. Lúc này, ông Học mới biết mình bị lừa, số điện thoại kia cũng tắt máy.
Ngày 18/2, ông Học gọi lại cho số máy kia thì bất ngờ có tín hiệu trở lại. Sau khi ông Học đề nghị “xin” lại tiền, chủ máy cho biết nếu muốn lấy lại 25 triệu thì phải nộp tiếp 2,5 triệu đồng, gọi là "cước chuyển tiền về ngân hàng". Lúc này, ông Học mới quyết tâm trình báo cảnh sát việc mình bị kẻ xấu lừa đảo.
Cơ quan chức năng cho biết, thời gian gần đây, các đối tượng lừa đảo bằng chiêu bài nộp thẻ điện thoại di động đổi hướng, tìm về các khu vực vùng rẻo cao, miền núi để lừa đảo đồng bào các dân tộc ít người.
Cuối tháng 1, Bà Lô Thị Hương ở xã Bắc Sơn huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) nhận được số cuộc gọi từ số điện thoại 01648044... xưng là người của Tổng công ty Viettel thông báo bà đã trúng giải một chiếc IPhone trị giá 18 triệu đồng. Người gọi yêu cầu bà Hương nộp một thẻ cào mệnh giá 500.000 đồng để xác nhận trúng thưởng. Nhận tiền xong, số điện thoại trên lập tức tắt máy.
Cũng thủ đoạn tương tự, một thuê bao đã gọi cho chị Trương Thị Hoa ở xã Thọ Hợp huyện Quỳ Hợp, tự xưng là nhân viên của chi nhánh ngân hàng Agribank thông báo chị đã trúng thưởng 1 điện thoại và 1 thẻ tín dụng của ngân hàng này với tổng giá trị 84 triệu đồng, đồng thời yêu cầu chị phải ra Hà Nội nhận tiền hoặc nộp 500.000 đồng qua thẻ cào để làm phí vận chuyển giải thưởng về tận địa chỉ của chị Hoa. Thấy chị Hoa căn vặn kĩ, hỏi đi hỏi lại nhiều lần nên số điện thoại kia không liên lạc lại nữa.
Hiện cảnh sát đang vào cuộc, truy tìm kẻ lừa đảo 25 triệu bằng thẻ điện thoại đối với ông Hà Phi Học.
Theo vnespress
Giống tiêu Srilanka có nguồn gốc từ quốc đảo Srilanka với tên gọi quốc tế là Ceylon Khoo hiện đang được trồng nhiều tại phía bắc Thái Lan và biên giới Campuchia. Giống đã được Trung Tâm Cây Giống Vườn ươm Minh Phát nhập về và nhân giống thành công. Đặc điểm của giống tiêu này này là...